Tàu phá băng nguyên tử đầu tiên và 30 năm tung hoành ở vùng cực
Thứ bảy, 16/2/2019 09:28 (GMT+7)
09:28 16/2/2019
Đến Murmansk (Nga), hẳn mọi du khách đều tò mò muốn được chiêm ngưỡng con tàu Lenin huyền thoại, tàu phá băng nguyên tử đầu tiên thời Liên Xô tại Bắc Cực.
Trong lịch sử, Nga (trước đây là Liên Xô) là nước đi đầu trong việc chinh phục vùng cực. Quốc gia này đã chế tạo tàu phá băng nguyên tử đầu tiên hoạt động tại khu vực Bắc Cực. Năm 1961, con tàu nổi sử dụng năng lượng nguyên tử đầu tiên trên thế giới do Liên Xô đóng được hạ thủy tại thành phố Leningrad (nay là Saint Petersburg).
Quyết định đóng tàu phá băng nguyên tử đầu tiên trên thế giới được thông qua tại cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô ngày 20/11/1953. Con tàu mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành đường thủy Liên Xô thời bấy giờ, khi các tàu phá băng động cơ diesel tiêu tốn rất nhiều nhiên liệu, hiệu quả thấp, trong khi tàu phá băng nguyên tử có thể vận hành trên biển trong một khoảng thời gian gần như không hạn chế.
Dự án đóng tàu phá băng nguyên tử đầu tiên trên thế giới mang tên “Lenin” chưa từng có tiền lệ về mức độ công khai trong thời gian đóng tàu và thử nghiệm. Dự án từng thu hút rất nhiều khách quốc tế đến tham quan, trong đó có Thủ tướng Anh Harold Macmillan, phó Tổng thống Mỹ R.Nixon và Chủ tịch Cuba Phidel Castro.
Tàu phá băng nguyên tử Lenin trang bị điều kiện sinh hoạt tiên tiến cho các thủy thủ mà các tàu phá băng thường thời kỳ Xô Viết không có. Tàu có phòng chiếu phim, phòng hút thuốc, phòng hòa nhạc, phòng tắm hơi, thư viện và các phòng ngủ đơn, đôi cho thủy thủ.
Nội thất của tàu được thiết kể chỉn chu, chất liệu chủ yếu là gỗ bạch dương Karelski và gỗ hồ đào Kapkaz. Thuyền trưởng đầu tiên của tàu phá băng nguyên tử Lenin là Pavel Akimovich Ponomarev. Trước đó ông là thuyền trưởng của tàu Ermak, tàu phá băng đầu tiên trên thế giới hoạt động tại vùng cực.
Tàu Lenin đã hoạt động gần 30 năm, vượt tuổi thọ dự tính là 5 năm, đi được quãng đường 654.000 hải lý, dẫn 3.741 tàu đi qua các lớp băng của vùng cực. Đây cũng là con tàu đầu tiên trên thế giới hoạt động trên biển vùng cực suốt 13 tháng liên tục.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tại hải quân, giới chức Nga từng có kế hoạch thanh lý phá dỡ tàu Lenin. Tuy nhiên, kế hoạch này bị các cựu thủy thủ phản đối quyết liệt. Con tàu lịch sử của nước Nga được giữ lại làm bảo tàng, đón nhiều khách quốc tế ghé thăm hàng năm.
Tàu phá băng nguyên tử Lenin chính thức "nghỉ hưu" vào năm 1989 và neo tại cảng Murmansk cho đến nay. Địa điểm tàu Lenin neo đậu hiện trở thành nơi hấp dẫn khách du lịch tới tìm hiểu lịch sử và lưu lại kỷ niệm bên thành quả tự hào của người Nga.
2019 hứa hẹn là một năm tràn đầy những chuyến du lịch dạng phiêu lưu, ít ảnh "tự sướng", không hành lý rườm rà.... Các tín đồ xê dịch cũng quan tâm hơn tới việc bảo vệ môi trường.
Trong khi Good Shepherd là nhà nguyện nhỏ nhất Sussex rộng gần 5 m2 thì Bremilham ở Wiltshire chỉ có một ghế ngồi bốn người và không còn chỗ để bàn thờ.