Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Teen hồi hộp chờ xem nhật thực

Khoảng hơn 8h sáng mai, nhật thực lâu nhất thế kỷ sẽ diễn ra và các bạn trẻ đã hồ hởi chuẩn bị dụng cụ để không bỏ qua cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng hiếm có này.

Teen hồi hộp chờ xem nhật thực

Khoảng hơn 8h sáng mai, nhật thực lâu nhất thế kỷ sẽ diễn ra và các bạn trẻ đã hồ hởi chuẩn bị dụng cụ để không bỏ qua cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng hiếm có này.

>>Khám phá đường đi của nhật thực toàn phần

Teen hồi hộp chờ xem nhật thực

Hiện tượng nhật thực diễn ra với thời gian khá lâu trên thế giới và có đi qua Việt Nam vào sáng ngày 22/7 đã thu hút sự yêu thích của rất nhiều teen.

Lên TP HCM chơi được mấy hôm nay, Nguyễn Tấn Khải (cựu học sinh lớp 9 trường THCS Phạm Hồng Thái, Pleiku, Gia Lai) còn khấp khởi niềm vui vì được tụ hội với các thành viên trong CLB Thiên văn nghiệp dư TP HCM (HAAC) để chiêm ngưỡng nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ.

“Đây là một hiện tượng vô cùng đặc biệt nên em không thể bỏ qua, nhất là khi được cùng xem với những người cùng chung đam mê thì lại càng là một cơ hội hiếm có”, Tấn Khải chia sẻ.

Để xem nhật thực lần này, Tấn Khải chuẩn bị cho mình một chiếc kính nhật thực 75 và máy ảnh. Khải cho biết, muốn chụp được ảnh thì phải có một kính lọc mặt trời chứ không nên dùng máy ảnh trực tiếp ghi hình khoảnh khắc nhật thực, mỗi chiếc kính lọc này có giá khoảng 65.000 đồng và được bán ở các cửa hàng chuyên cung cấp thiết bị, dụng cụ thiên văn.

Tại Hà Nội, các bạn trẻ yêu thích thiên văn cũng có dịp cùng nhau chiêm ngưỡng hiện tượng nhật thực. Bạn Quang Anh, học trường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: “Em tìm trên mạng thấy có cách hướng dẫn xem nhật thực đơn giản là đặt một cái gương trong chậu nước có mực đen, chiếu vào hướng mặt trời thì sẽ xem được nhật thực nên em làm theo cách đó. Sáng mai em với em trai sẽ thức dậy sớm để xem”.

Trong khi đó, các thành viên yêu thích thiên văn tại Hà Nội sẽ tập trung tại trường ĐH Sư phạm Hà Nội để cùng xem và ghi lại hình ảnh nhật thực. Tại đây, sẽ có sự tham gia của các chuyên gia thuộc khoa Sư phạm Vật lý nên dù thời tiết thế nào thì tinh thần chiêm ngưỡng nhật thực vẫn luôn lên cao và hứa hẹn sẽ có nhiều khoảnh khắc đẹp.

Khá nhiều bạn trẻ ở Hải Phòng, Vinh (Nghệ An), Phú Thọ, Đồng Nai… cũng gửi thông tin đến Zing bày tỏ niềm vui và mong muốn được xem nhật thực vào ngày mai. Bạn Bùi Hoàng Khoa, chia sẻ: “Đây là một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, nó lại diễn ra vào ngày sinh nhật của mình 22/7/1988 (22/7/2009), và nó lại diễn ra trong 7 phút, lâu nhất từ trước tới nay và đó là con số mình thích. Quả thật, đây là một ngày sinh nhật rất đáng nhớ và hiếm hoi nhất của mình”.

Các cách để xem nhật thực

(Theo ông Phó Đức Phường, hội Thiên văn và Vũ trụ Việt Nam)

+ Dùng kính quan sát nhật thực chuyên dụng, còn không, chúng ta có thể tận dụng kính thợ hàn, ruột đĩa mềm, hay phần đen trên phim X-quang để quan sát. Nếu không có kính thợ hàn, các bạn quan sát gián tiếp theo hai cách sau:

+ Dùng một tấm bìa, khoét một lỗ tròn nhỏ. Hướng tấm bìa về phía Mặt trời sao cho ánh sáng mặt trời đi xuyên qua lỗ. Đặt một tờ giấy trắng phía dưới sao cho hình ảnh mặt trời hiện thành một khoanh tròn trên tờ giấy. Khi hiện tượng nhật thực diễn ra chúng ta sẽ thấy đĩa mặt trời bị che khuất dần trên tấm giấy trắng.

+ Đặt một chiếc gương dưới chậu nước pha mực sao cho hình ảnh Mặt trời nhìn qua gương dịu mà không chói.

Thông tin cụ thể về thời gian và cách xem nhật thực Tại Đây

Thủy Nguyên

Theo Bưu điện Việt Nam

Bạn có thể quan tâm