Teen Việt xuất ngoại
Ra nước ngoài xem teen Việt đang ứng xử thế nào với người bản xứ để đo level văn minh của teen Việt hôm nay…
Teen Việt Tự tin hơn nhưng...
Nếu như các thế hệ 7X hay 8X đời đầu nhút nhát rụt rè đã ăn vào máu thì đàn em của họ gàn như đã giột hẳn được “đức tính” này. Tuy nhiên sự tin tin khẳng định cái TÔI vĩ đại đôi khi tới mức thái quá của lứa “măng mọc” lại có thể là nguồn cơn cho sự đánh giá thấp về “level văn minh” của giới trẻ Việt, nhìn từ góc độ của bạn bè quốc tế.
![]() |
Khi ra đến nước ngoài, mỗi người cần nhận ra tầm quan trọng của bản thân trong mỗi bước chân trên đất bạn, teen nhé! |
Minh Thanh (19 tuổi, Hà Nội) nhắc lại kỷ niệm “ngượng chưa kìa” của cô và 5 người bạn trong chuyến xuất hành đầu năm thăm nước bạn Campuchia. “Lần đó, Thanh với tụi bạn thuê một khách sạn bình dân ở Phnôm-Pênh để tá túc một ngày trước khi lên đường đi Angkor Wat. Chị lễ tân người Capuchia rất lịch sự, thân thiện và nói tiếng Anh tuyệt vời. Chính vì thế nên cả lũ cảm thấy rất thoải mái. Khi anh nhân viên khách sạn khuân giúp vali lên lầu, cả 6 đứa đều ngạc nhiên khi thấy rất nhiều giày dép để dưới chân cầu thang. Ngẩng lên nhìn thì thấy có tấm biển bằng tiếng Anh, viết là Xin mời để dép ở đây. Không quen với việc tháo giày đi đất ở nơi công cộng, cả hội nhất trí theo ý bạn Hạnh: cứ đi giày cả lên, chắc chắn khách hàng là thượng đế, người ta cũng không phàn nàn gì đâu. Lên lầu, anh nhân viên nhìn thấy tụi mình đi giày bèn nhắc, nhưng tụi này nói: Tụi tui không quen với việc đó, và đùa, anh không thấy tụi này đi giày vào đẹp hơn à. Anh nhân viên có vẻ muốn nói gì đó, nhưng rốt cuộc chỉ cười đi xuống.
Đến tối muộn, đi ăn về, 6 đứa lại vô tư lướt cả giày dép lên phòng. Thấy một số người nước ngoài nhìn theo, thú thật Thanh cũng hơi ngại, nhưng nghĩ là kệ xừ, có gì đâu. Nhưng đến hôm sau, lúc làm thủ tục trả phòng và định book trước phòng mấy hôm nữa khi từ Siem Reap trở về mới thực là xấu hổ. Chị lễ tân vẫn lịch sự trả lời là hết phòng hôm đó rồi, nhưng thái độ không còn thân mật như trước.
Trên ôtô ra bến tàu, một bác khoảng 50 tuổi người Việt cứ nhìn tụi này mãi rồi mới nói: “Sáng nay cô bé lễ tân trong lúc nói chuyện có nhắc đến các cháu. Người ta có vẻ không hài lòng với các cháu, bởi trong khi tất cả khách Tây khách Tàu khác đều tôn trọng tấm bảng đề nghị bỏ dép đi đất thì các cháu lại phớt lờ đi. Phong tục họ như thế, mình nhập gia thì phải tùy tục cho nó văn minh. Bác thấy họ chưa hết phòng đâu, nhưng thôi, lúc về các cháu thuê khách sạn khác cũng được, còn nhiều, nhưng nhớ đừng coi thường các phong tục trên đất khách nhé. Người ta đánh giá người Việt mình không lịch sự”. Ôi trời ơi, lúc ấy cả lũ chỉ muốn chui đầu vào kẽ móng tay cho đỡ xấu hổ. Nhưng cũng nhờ tai nạn ấy mà từ đó mấy đứa ý tứ hẳn”.
Vô tư đến vô tâm
|
Hè năm ngoái, chính tôi cũng từng chứng kiến trên một chuyến metro ở Bangkok (Thái Lan), ba cô bạn người Việt vừa chạy vội lên vừa sì soạp ăn sáng bằng mấy cốc mì ăn liền. Ăn xong cũng chẳng có ý thức cho vào bao nilon để xuống ga vứt vào thùng rác, mà các bạn ấy để luôn mấy cốc mì xuống dưới chân. Nước mì bắn tung cả vào thành Metro. Nhiều người Thái trên toa tàu đó liếc mắt nhìn những người bạn vừa ăn xong và đang cười nói rổn rảng không mấy thiện cảm. Có lẽ phải lịch sự lắm họ mới không góp ý cho những du khách trẻ tuổi ở nước láng giềng này….
Cũng trong chuyến đi ấy, anh Bình, nghiên cứu sinh ngôn ngữ tại trường ĐH Thamachat (Bangkok) cũng than phiền với chúng tôi về sự vô tư thái quá của teen Việt khi sang đây đi du lịch. Anh Bình kể: những nghiên cứu sinh lâu năm như anh thường xuyên xung phong làm tour guide cho khách du lịch VN sang Thái chơi. Đây là cách vừa có dịp gặp đồng hương, vừa để hướng dẫn cho người Việt mình những phong tục, tập quán và thói quen của người Thái, tránh những cú vấp không hay và gây phản cảm cho người bản địa khi nhắc đến ba từ “du khách Việt”. Theo lời anh Bình, du khách nước mình sang đây ngày càng trẻ hóa về độ tuổi nhưng cũng ngày càng coi thường các phong tục bản xứ, khiến các anh nhiều phen khó xử. Nhiều cô cậu đã được anh mớm trước là nên đổi ra ít bath lẻ để boa cho bồi bàn, nhân viên khách sạn hay những người lái tuk-tuk. Đấy là cách mà người Thái tỏ ra tôn trọng sức lao động của người đó, và thực tế đó là cũng là một hành vi văn minh nên học tập. Cũng có bạn nghe, nhưng cũng nhiều bạn thể hiện cái Tôi vĩ đại: “Tại sao tôi phải làm thế? Tôi đã trả tiền công cho họ rồi thì đấy là việc họ phải làm. Không việc gì tôi phải boa thêm cho những người đó cả.” Rốt cuộc thì chẳng ai ngửa tay xin thêm tiền boa, nhưng người ta lại đánh giá người Việt mình như những người thiếu văn minh, rất ngại…
(Theo SVVN)