Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Tết Hàn thực: Người Việt kiêng làm gì?

Tết Hàn thực có từ cổ xưa, thể hiện nét đẹp văn hóa, tâm linh của người Việt. Trong ngày này, có điều kiêng kỵ mà mọi nhà được khuyên nên tránh.

Tet Han thuc anh 1

Câu 1. Ở nước ta, tết Hàn thực vào ngày, tháng nào trong năm?

  • Mồng 2 tháng 3 Âm lịch
  • Mồng 3 tháng 3 Âm lịch
  • Mồng 4 tháng 3 Âm lịch
  • Mồng 5 tháng 3 Âm lịch

Theo sách 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam, tết Hàn thực ở nước ta diễn ra vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm, chủ yếu ở vùng Bắc Bộ.

 

Tet Han thuc anh 2

Câu 2. Tết Hàn thực có nghĩa là gì?

  • Tết ăn nóng
  • Tết ăn lạnh
  • Tết ăn chay
  • Tết ngày lạnh

Hàn thực theo tiếng Hán có nghĩa là ăn đồ lạnh. Tuy nhiên, ở nước ta, dân gian vẫn thường gọi tết Hàn thực là tết bánh trôi.

 

Tet Han thuc anh 3

Câu 3. Tết Hàn thực có nguồn gốc từ nước nào?

  • Việt Nam
  • Nhật Bản
  • Triều Tiên
  • Trung Quốc

Tết Hàn thực có nguồn gốc từ Trung Quốc, liên quan câu chuyện của Giới Tử Thôi phò vua Tấn Văn Công. Tuy nhiên, khi du nhập vào Việt Nam, tết Hàn thực mang âm hưởng tâm linh của văn hóa người Việt để bày tỏ lòng thành kính tổ tiên, cầu mùa bội thu.

 

Tet Han thuc anh 4

Câu 4. Loại bánh nào không thể thiếu trong mâm cỗ cúng tết Hàn thực?

  • Bánh chưng và bánh giày
  • Bánh chưng và bánh ướt
  • Bánh bao và bánh trôi
  • Bánh trôi và bánh chay

Trong ngày tết Hàn thực, các gia đình ở miền Bắc làm bánh trôi và bánh chay để dâng lên ông bà, tổ tiên. Cũng trong dịp này, nhiều gia đình làm bánh trôi và bánh chay cúng Thần Hoàng. Hai thứ bánh trôi và bánh chay đều làm từ bột nếp thơm.

 

Tet Han thuc anh 5

Câu 5. Trong ngày tết Hàn thực, người Việt kiêng kỵ hoạt động nào?

  • Không mua bán
  • Không vay mượn
  • Không đi xa
  • Đồ ăn mặn

Trong ngày tết Hàn thực, các gia đình thường kiêng sử dụng đồ mặn để không sát sinh. Điều này liên quan lễ thanh minh và có ý nghĩa để linh hồn người thân, người đã khuất sẽ dễ dàng siêu thoát. 

 

Tet Han thuc anh 6

Câu 6. Ngôi làng nào ở Hà Nội có tục cúng tết Hàn thực vào ngày mồng 6 tháng 3 Âm lịch?

  • Hát Môn
  • Đường Lâm
  • Làng Gióng
  • Làng Vân

Khác với các địa phương khác, làng Hát Môn ở Phúc Thọ (Hà Tây cũ, Hà Nội ngày nay) lại có tục cúng tết Hàn thực vào ngày mồng 6 tháng 3 Âm lịch để tưởng nhớ Hai Bà Trưng. Trong cuộc khởi nghĩa chống nhà Hán xâm lược, Hai Bà Trưng đã được nhân dân nơi đây dâng món bánh trôi, do đó cúng bánh trôi cũng là để tưởng nhớ đến hai bà.

 

Tet Han thuc anh 7

Câu 7. Ngoài ra, trong dịp tết Hàn thực, người Việt còn có điều kiêng kỵ nào sau đây?

  • Xuất hành
  • Cưới hỏi
  • Tân gia
  • Làm cỗ cúng cầu kỳ

Theo TS Nguyễn Ánh Hồng - trưởng khoa Văn hóa phát triển của Học viện Báo chí và Tuyên truyền - vào ngày này, các gia đình không nên bày vẽ các thủ tục tốn kém mà chỉ cần thành tâm, dâng bánh trôi, bánh chay lên ban thờ tổ tiên, nguyện cầu những điều tốt đẹp. 

 

Tet Han thuc anh 8

Câu 8. Bánh trôi và bánh chay liên quan sự tích nào của người Việt?

  • Sự tích Lang Liêu
  • Mẹ Âu Cơ với bọc trăm trứng
  • Thánh Gióng đánh giặc
  • Sơn Tinh, Thủy Tinh

Bánh trôi và bánh chay bắt nguồn từ tích truyện “Bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ”. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển. Chính vì thế, Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất.

 


'Vịnh Hạ Long trên núi' là kỳ quan nào ở nước ta?

Địa điểm này ở huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, từ lâu nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, được mệnh danh “Vịnh Hạ Long trên núi”.



Nguyễn Thanh Điệp

Bạn có thể quan tâm