Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thăm 2 báu vật quốc gia của Triều Tiên

Chùa Pohyon huyện Hyangsan (Phyongan­buk), được xây dựng đầu thế kỷ XI là trung tâm phật giáo lớn nhất miền Bắc Triều Tiên, chùa bị bom đạn tàn phá và trùng tu nhiều lần.

Chua co Pohyon Trieu Tien anh 1
Con đường dẫn vào chùa có những hàng thông trăm tuổi đẹp như tranh. Chùa được xây dựng đầu thế kỷ 11 và từng là trung tâm Phật giáo lớn nhất miền bắc Triều Tiên. Vào thời chiến tranh, chùa bị bom đạn tàn phá, phải trải qua nhiều lần trùng tu để giữ gìn được nét kiến trúc cổ kính cho đến ngày nay.
Chua co Pohyon Trieu Tien anh 2
Trong chiến tranh Imjin, khi triều đình Nhật Bản Toyotomi Hideyoshi ra lệnh xâm lược Triều Tiên, ngôi đền là thành trì của các nhà sư do vị sư trưởng Sosan làm chủ. Năm 1951, khi Chiến tranh Liên Triều nổ ra, chùa  đã bị quân đội Hoa Kỳ đánh bom, phá huỷ một nửa trong số 24 toà nhà. Trong ảnh là lối vào chùa qua "Giải thoát môn".
Chua co Pohyon Trieu Tien anh 3
Chùa Pohyon được thiết kế chạy dọc dài theo trục trung tâm dẫn đến chánh điện Taeung. Xung quanh là những hàng cây, bãi cỏ, chen lẫn những tòa nhà lớn nhỏ khác nhau.  Du khách qua cổng Tào Khê xây dựng năm 1644 rồi băng qua các bức tượng Deva để vào khu vực bên trong. Ngay tại sân trung tâm còn đặt tấm bia kể chi tiết lịch sử của chùa.
Chua co Pohyon Trieu Tien anh 4
Tại 4 góc cổng Chonwang có đặt tượng của 4 vị Ma gia tứ tướng. Tượng làm bằng gỗ có kích thước cao gần 3 m với các nét điêu khắc tinh vi và màu sắc rực rỡ.
Chua co Pohyon Trieu Tien anh 5
Myo Hyang San, hướng dẫn viên, cho biết: Nhiều công trình được tái tạo lại sau chiến tranh bằng bê tông cốt thép chứ không phải bằng gỗ như ban đầu nhưng vẫn mang nét kiến trúc nguyên bản. Cửa Thiên Vương này là một bằng chứng.

Chua co Pohyon Trieu Tien anh 6
Phía trước chánh điện Taeung là bảo tháp 13 tầng Sokka, được xây dựng từ thế kỷ 14 và được chính phủ Triều Tiên xem làm bảo vật quốc gia mang số hiệu 144.
Chua co Pohyon Trieu Tien anh 7
Chánh điện này được trùng tu năm 1976 và giữ nguyên thiết kế với bản gốc 1765. 
Chua co Pohyon Trieu Tien anh 8
Sư thầy trụ trì Chính Minh cho biết chánh điện thờ tam bảo, năm 1951 chánh điện bị cháy do chiến tranh. Điều đáng tiếc là có một số hiện vật quý hiếm, kinh sách được công nhận là di sản cũng bị phá hủy như bản in kinh sách cổ bằng gỗ, tượng phật... 
Chua co Pohyon Trieu Tien anh 9
Một người làm công quả ở chùa thắp nhang để khách vào lễ phật. 

Chua co Pohyon Trieu Tien anh 10
Chánh điện thờ Phật mang đậm nét văn hóa Phật giáo Trung Hoa. Tượng Văn Thù và Phổ Hiền bồ tát đặt trang nghiêm hai bên.
Chua co Pohyon Trieu Tien anh 11
Nằm ở phía tây điện Ryong là điện Kwanum được xây dựng năm 1449 và là tòa nhà lâu đời nhất trong khu đền. Nó được chính phủ Triều Tiên ghi nhận là báu vật quốc gia số 57.
Chua co Pohyon Trieu Tien anh 12
Những đường nét kiến trúc và hoa văn chạm trổ tinh xảo vẫn bền bỉ với thời gian và chiến tranh.
Chua co Pohyon Trieu Tien anh 13
Tượng 18 vị la hán với nét điêu khắc sinh động và tinh tế.

Chua co Pohyon Trieu Tien anh 14
Theo thời gian, hiện nay chùa không còn là thánh địa phật giáo lớn nhất miền bắc và cũng không có đông đúc phật tử viếng thăm như trước. Hiện nay chỉ có khoảng 20 nhà sư đang tu học tại chùa.
Chua co Pohyon Trieu Tien anh 15
Khu vườn nhỏ dưới gốc thông rợp bóng mát, cũng là nơi các nhà sư tập trung để ngồi trò chuyện đàm đạo cùng nhau.
Chua co Pohyon Trieu Tien anh 16
Khi ra về chị Myo Hyang San chia sẻ mong muốn có nhiều du khách ghé thăm chùa để những vẻ đẹp của nơi này được nhiều người biết đến.

Triều Tiên, những điều bất ngờ

Chung cư hàng chục tầng nhưng không có thang máy, uống bia Sài Gòn ở Bình Nhưỡng, cafe nhạc ngoại về đêm... là những bất ngờ thú vị ở Triều Tiên.

Hải An

Bạn có thể quan tâm