Du khách đến Bắc Ninh không thể không ghé thăm làng gốm Phù Lãng. Phù Lãng dễ nhận ra bởi những nét riêng biệt điển hình. Những ngôi nhà gạch trần, mái ngói nhấp nhô dọc hai bên đường làng đổ bê tông quanh co. Thăm một xưởng gốm, các nghệ nhân nơi đây không ngại chia sẻ tâm huyết với nghề: “Mỗi sản phẩm tạo ra mang cả hồn nước, hồn người; là tinh hoa của đất kết hợp với sự khéo léo từ bàn tay con người, cho ra đời những sản phẩm giàu tính nghệ thuật và thẩm mỹ”.
Gốm Phù Lãng mộc mạc, nguyên sơ nét đẹp từ tự nhiên.
|
Gốm Phù Lãng vẫn giữ được vẻ mộc mạc, vẹn nguyên nét đẹp của tự nhiên. Đất sét làm gốm là đất sét hồng, khác với đất sét trắng của Bát Tràng. Người làm gốm Phù Lãng vẫn giữ cách nung gốm từ thời ông cha là dùng củi để nung. Sự biến nhiệt khác nhau trong quá trình nung sẽ tạo ra những vết táp trên bề mặt gốm mà không phương pháp nào có thể thay thế. Vì vậy, gốm Phù Lãng có đặc trưng ở màu men tự nhiên, bền và lạ; dáng gốm thô mộc nhưng khỏe khoắn, chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ của đất và đậm nét điêu khắc.
Đến Bắc Ninh đúng dịp tháng 8 âm lịch nên sau khi rời Phù Lãng, chúng tôi tới dự hội làng Châm Khê để không bỏ lỡ những làn điệu quan họ đặc trưng từ các liền anh, liền chị. Ấn tượng đầu tiên là sự đặc sắc trong trang phục của các liền anh: áo dài 5 thân cổ đứng với lá sen viền tà, gấu áo to được thiết kế dài tới gối, kết hợp với quần dài ống rộng màu mỡ gà, khoác ngoài là chiếc áo dài the màu xanh cốm. Thêm vào đó là sự thướt tha, dịu dàng của các liền chị với áo yếm rực rỡ, phủ bên ngoài là áo cánh trắng, áo dài tứ thân được cài khuy, tay cầm nón quai thao. Tất cả đã tạo nên khung cảnh nên thơ, đậm nét truyền thống dân tộc.
Các liền chị thướt tha trong tà áo tứ thân và nón quai thao.
|
Bên cạnh những trang phục rực rỡ và kín đáo, văn hóa quan họ cũng mang nội dung tế nhị và khéo léo chân tình như các làn điệu mời nước, mời trầu khi vui bầu vui bạn, hay một khúc hát chia tay đậm tình, đậm nghĩa: “Người ơi người ở đừng về. Người về em vẫn khóc thầm, đôi bên vạt áo ướt đầm như mưa. Người ơi người ở đừng về. Người về em vẫn trông theo. Trông nước nước chảy, trông bèo bèo trôi”.
Một cảnh hát quan họ trên thuyền. |
Trên ao đình là những chiếc thuyền được trang trí lộng lẫy chở các liền anh, liền chị. Hai người sẽ được cử ra để đối đáp thi tài. Các tay chèo và người ngồi thuyền thêm phần hát đệm. Trong khung cảnh thiên nhiên xanh mát, tiếng hát quan họ ngân lên đằm thắm, âm vang trên sóng nước, cuốn người hát và người nghe vào một không gian vui tươi, tràn trề sức sống. “Để có những giọng hát này, một cổ họng khỏe là điều không thể thiếu. Đứng ngoài nếu thuộc lời, nhớ hát cùng bọn chị nhé", một liền chị không quên mỉm cười và nói với chúng tôi.
Đi dọc đất nước mới thấy vẻ đẹp âm nhạc, thơ ca truyền tải qua giọng hát là một đặc trưng của quê hương. Nhờ giọng hát đẹp, làn điệu trong trẻo mà tôi thêm tự hào về văn hóa quê hương, thêm yêu thương con người và đất nước mình. Hành trình đã kết thúc nhưng bài học cuộc sống sẽ mãi ở lại, một hành trình đẹp đã giúp tôi làm xanh tâm hồn mình.
Những trải nghiệm thú vị, những bài học cuộc sống trên con đường xê dịch của Eugica gặp gỡ các nhân vật trên vùng đất khác nhau là một phần của Ký sự Eugica do nhãn hàng Eugica - trị ho hiệu quả từ thảo dược triển khai. Chương trình tổ chức nhằm lan truyền cảm hứng sống xanh, khuyến khích cộng đồng duy trì lối sống chan hoà thiên nhiên - bảo vệ môi trường, vận động hợp lý và bảo vệ sức khoẻ bằng thảo dược thiên nhiên. Độc giả có thể tiếp tục theo dõi và chia sẻ những câu chuyện về cảm hứng sống xanh, về vùng đất và những con người trong Hành trình Eugica theo loạt bài:
|