Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thăm lều cỏ nơi Lưu Bị 3 lần cầu Khổng Minh

Cổ Long Trung là một khu du lịch đặc biệt, bởi đây là nơi Gia Cát Lượng ở ẩn, tự tay cày ruộng cho đến khi Lưu Bị tới.

Long Trung hay còn gọi là Cổ Long Trung là khu vực thuộc thành cổ của thành phố Tương Dương tỉnh Hồ Bắc, là ngọn nguồn của văn hóa Tam Quốc với phong cảnh thiên nhiên rất đẹp. Ảnh: Lvmama
Long Trung (Cổ Long Trung) là khu vực thuộc thành cổ của thành phố Tương Dương tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), là ngọn nguồn của văn hóa Tam Quốc với phong cảnh thiên nhiên rất đẹp. Ảnh: Lvmama.
Cảnh sắc của Long Trung từng được La Quán Trung miêu tả rất hấp dẫn: Núi không cao nhưng rất đẹp, nước không sâu nhưng trong vắt, đất không rộng nhưng bằng phẳng, rừng không lớn nhưng tươi tốt, trúc, thông rậm rập, chim kêu vượn hót rộn ràng cả khu rừng.... Ảnh: Sina
Cảnh sắc của Long Trung từng được nhà văn La Quán Trung miêu tả rất hấp dẫn: Núi không cao nhưng rất đẹp, nước không sâu nhưng trong vắt, đất không rộng nhưng bằng phẳng, rừng không lớn nhưng tươi tốt, trúc, thông rậm rập, chim kêu vượn hót rộn ràng cả khu rừng.... Ảnh: Sina.
Tại đây, Gia Cát Lượng đã sinh sống khi còn trẻ, là nơi ông tự mình cày ruộng, đặc biệt Long Trung chính là địa điểm có Lều cỏ mà Lưu Bị phải tới 3 lần để mời Gia Cát Lượng xuất núi. Ảnh: Sina
Tại đây, Gia Cát Lượng đã sinh sống khi còn trẻ, là nơi ông tự mình cày ruộng. Long Trung chính là địa điểm có lều cỏ mà Lưu Bị phải tới 3 lần để mời Gia Cát Lượng xuất núi. Ảnh: Sina.
Nhiều cảnh sắc trong Long Trung có lịch sử từ thời Tây Tần. Tới thời nhà Minh đã có những cảnh quan nổi tiếng gồm Thảo Lư Đình, Tam Cố Đường, Tiểu Hồng Kiều, Cung Canh Điền, .... Ảnh: Baike
Nhiều cảnh sắc trong Long Trung có lịch sử từ thời Tây Tần. Tới thời nhà Minh, nơi đây đã có những cảnh quan nổi tiếng gồm Thảo Lư Đình, Tam Cố Đường, Tiểu Hồng Kiều, Cung Canh Điền... Ảnh: Baike.
Sau này có thêm một số kiến trúc khác như Long Trung Thư Viện, Gia Cát Thảo Lư Đình, Quan Tinh Đài, Cầm Đài... Ảnh: Wangyi

Sau này một số kiến trúc khác như Long Trung Thư Viện, Gia Cát Thảo Lư Đình, Quan Tinh Đài, Cầm Đài... được xây dựng thêm Ảnh: Wangyi.

Bước vào danh thắng Cổ Long Trung, bạn sẽ nhìn thấy một tấm biển bằng đá có ba cửa, cao khoảng 6m, dài 10 m, được xây dựng năm 1893. Ảnh: Baike
Bước vào danh thắng Cổ Long Trung, bạn sẽ nhìn thấy một tấm biển bằng đá có ba cửa, cao khoảng 6 m, rộng 10 m, được xây dựng năm 1893. Ảnh: Baike
Giữa tấm biển khắc chữ “Cổ Long Trung”, đằng sau viết chữ “Tam đại hạ nhất nhân”, có nghĩa là ba đời Hạ, Thương, Chu mới có một người vĩ đại như Gia Cát Lượng. Đây cũng là tấm biển tượng trưng cho trí tuệ của dân tộc Trung Hoa. Ảnh: Sina
Giữa tấm biển khắc chữ “Cổ Long Trung”, đằng sau viết chữ “Tam đại hạ nhất nhân”, có nghĩa là ba đời Hạ, Thương, Chu mới có một người vĩ đại như Gia Cát Lượng. Đây cũng là tấm biển tượng trưng cho trí tuệ của dân tộc Trung Hoa. Ảnh: Sina.
Cây cầu Tiểu Hồng trong Long Trung cũng được du khách rất quan tâm. Theo Tam Quốc Diễn Nghĩa thì đây là nơi gặp gỡ giữa Lưu Bị và nhạc phụ của Gia Cát Lượng trong lần thứ 2 Lưu Bị tới Lều Cỏ. Ảnh: Sina
Cây cầu Tiểu Hồng cũng được du khách rất quan tâm. Theo Tam Quốc Diễn Nghĩa, đây là nơi gặp gỡ giữa Lưu Bị và nhạc phụ của Gia Cát Lượng trong lần thứ 2 Lưu Bị tới lều cỏ. Ảnh: Sina.
Đây cũng là nơi Gia Cát Lượng bắt buộc phải đi qua nếu muốn ra ngoài nên người đời sau rất trân trọng cây cầu này. Ảnh: Baike
Đây cũng là nơi Gia Cát Lượng bắt buộc phải đi qua nếu muốn ra ngoài, nên người đời sau rất trân trọng cây cầu này. Ảnh: Baike.
Vào năm 1540, Long Trung dựng bia “Thảo Lư” hoành tráng, chữ viết trên bia là của Giang Hội, nhà Thư pháp nổi tiếng thời bấy giờ. Ảnh: Baike
Vào năm 1540, Long Trung dựng bia “Thảo Lư” hoành tráng, chữ viết trên bia là của Giang Hội, nhà thư pháp nổi tiếng thời bấy giờ. Ảnh: Baike.
Sang năm 1720, Tam Cố Đường được xây dựng, là nơi đánh dấu tích Lưu Bị ba lần tới lều cỏ mời Gia Cát Lượng , nơi Gia Cát Lượng viết “Long Trung đối sách” có giá trị nghiên cứu rất sâu sắc cả về lịch sử và nghệ thuật thư pháp. Ảnh: Baike
Sang năm 1720, Tam Cố Đường được xây dựng, là nơi đánh dấu tích Lưu Bị ba lần tới lều cỏ mời Gia Cát Lượng , nơi Gia Cát Lượng viết “Long Trung đối sách” có giá trị nghiên cứu rất sâu sắc cả về lịch sử và nghệ thuật thư pháp. Ảnh: Baike.
Một trong những cảnh quan nổi tiếng của Long Trung là Đền Vũ Hầu, khởi công từ đời Đường với kiến trúc hùng vĩ. Ảnh: Sina
Một trong những nơi tham quan nổi tiếng là Đền Vũ Hầu, khởi công từ đời Đường. Ảnh: Sina.
Nằm giữa Lạc Sơn và Long Trung Sơn là hơn 100 mẫu ruộng. Nơi đây được cho là nơi Gia Cát Lượng từng tự mình cày ruộng. Ảnh: Baike
Nằm giữa Lạc Sơn và Long Trung Sơn là hơn 100 mẫu ruộng. Nơi đây được cho là nơi Gia Cát Lượng từng tự mình trồng cấy. Ảnh: Baike.
Ngoài ra còn có rất nhiều cảnh quan khác để du khách thưởng lãm như Giếng 6 góc, Đằng Long Các, Tương Vương Lăng... Ảnh: Baike
Ngoài ra còn có rất nhiều cảnh quan khác để du khách thưởng lãm như Giếng 6 góc, Đằng Long Các, Tương Vương Lăng... Ảnh: Baike.
Nếu may mắn tới đây khi tuyết rơi, chắc chắn Cổ Long Trung sẽ mang tới cho bạn thêm nhiều dư vị khó quên. Ảnh: Sina
Nếu may mắn tới đây khi tuyết rơi, bạn sẽ có những kỷ niệm khó quên. Ảnh: Sina

Ngôi làng Bát Quái Chu Cát và 'Bát Trận đồ' của Khổng Minh

Kiến trúc ngôi làng Bát Quái Chu Cát thuộc Triết Giang, Trung Quốc ngày nay được cho là xây dựng theo "Bát Trận đồ" của Khổng Minh với nhiều đặc điểm độc đáo, hấp dẫn.

Đỗ Vũ (tổng hợp)

Bạn có thể quan tâm