Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Thân hình quá khổ có thể khiến người Mỹ bị đuổi việc

Sự phân biệt đối xử dựa trên cân nặng khiến một số người Mỹ đánh đổi bằng công việc của mình.

than hinh qua kho co the khien nguoi My bi duoi viec anh 1

Những người thừa cân phải đối mặt với sự bất công ở mọi mặt cuộc sống. Họ có nhiều khả năng bị bắt nạt ở trường học, bác sĩ kỳ thị và bồi thẩm đoàn kết tội.

Những người trả lời khảo sát cũng đánh giá những ai trông thừa cân trông lười biếng, không có ý chí và ít có khả năng chiến thắng trong chương trình đố vui kiến thức Jeopardy!, theo Bloomberg.

Khi sự sỉ nhục này kéo dài tới nơi làm việc, cái giá mà người béo phải trả có thể tính bằng tiền. Họ ít được tuyển dụng, thăng chức và trả lương thấp hơn.

Một nghiên cứu cho thấy cứ mỗi 2,7 kg tăng lên, tiền lương theo giờ của một phụ nữ Mỹ sẽ giảm 2%. Những người ký vào phiếu lương cho người lao động nặng ký cũng gán thêm hình phạt bổ sung, cưỡng ép, quấy rối.

“Nó đặc hữu rồi”, Claudia Center, giám đốc pháp lý của Quỹ Quốc phòng và Giáo dục Quyền của Người khuyết tật, một nhóm vận động ở Berkeley (bang California), khẳng định.

than hinh qua kho co the khien nguoi My bi duoi viec anh 2

Người thừa cân thường bị phân biệt đối xử ở nhiều mặt trong cuộc sống, đặc biệt là công việc. Ảnh: Unsplash.

Bất lợi của người nặng cân

Một thợ lắp đặt dây cáp, nằm trong số những khách hàng trước đây của bà Center, từng trải qua cuộc phẫu thuật giảm cân đầy rủi ro sau khi công ty cấm người đàn ông này trở lại làm việc trừ khi giảm được 45 kg.

Cấp trên nghĩ rằng thợ lắp đặt này quá nặng để sử dụng thang, và họ chọn bảo vệ vật dụng đó thay vì nhân viên của mình.

Không như hình thức phân biệt đối xử khác, các công ty có thể trốn thoát khỏi việc đối xử bất công với người thừa cân bởi hầu hết bang ở Mỹ không có luật rõ ràng chống lại điều đó.

Chỉ có bang Michigan và một số thành phố như San Francisco, Madison (bang Wisconsin) hay Urbana (bang Illinois) cấm phân biệt đối xử dựa trên cân nặng. Trong khi đó, hơn nửa số tiểu bang có luật bảo vệ những người hút thuốc.

Janet Conroy-Quirk, một nhà hoạt động xã hội hiện vận động cho dự luật của bang Massachusetts, bắt đầu thấy một số thay đổi trong xã hội. Tuy nhiên, cô nói rằng đạo luật cần được thông qua để đẩy nhanh sự thay đổi này.

than hinh qua kho co the khien nguoi My bi duoi viec anh 3

Ashley Graham nằm trong số những người mẫu ngoại cỡ tiên phong.

Cô từng dành nhiều năm làm công tác xã hội mà phải đối mặt với sự sỉ nhục về cân nặng của mình. Khi Conroy-Quirk phàn nàn với cấp trên của mình tại một tổ chức phi lợi nhuận rằng một số khách hàng liên tục gọi cô “béo”, họ bảo cô hãy im lặng chấp nhận.

Khi báo cáo với sếp ở một tổ chức phi lợi nhuận khác rằng thúc giục nhân viên tham gia cuộc thi giảm cân tại nơi làm việc là thiếu tế nhị, cô bị đánh giá thấp về hiệu suất làm việc của mình.

Tại một tổ chức phi lợi nhuận thứ 3, nơi Conroy-Quirk nộp đơn xin việc, một người quản lý đã nhìn cô từ trên xuống rồi chằm chằm vào bụng cô, hỏi rằng: “Cô thực sự nghĩ mình có thể đại diện cho tổ chức này một cách thích hợp được không?”

Conroy-Quirk đã quen với việc bị đánh giá sai và chịu coi thường bị kích thước cơ thể. Cô từng bị quấy rối trên đường từ nhà thờ trở về bởi những người đàn ông tạo tiếng lợn kêu. Tuy nhiên, trở ngại tại nơi làm việc mà cô phải chịu đựng đặc biệt nghiêm trọng hơn.

“Tôi có lẽ không ngạc nhiên khi thấy mình bị đối xử tệ bạc nếu tới những chỗ như thẩm mỹ viện. Nhưng tôi mong đợi điều gì đó khác biệt tại những địa điểm như tổ chức phi lợi nhuận vì trẻ em”, cô nói.

than hinh qua kho co the khien nguoi My bi duoi viec anh 4

Nhân viên bán lẻ gặp khó vì cân nặng của mình. Ảnh: Alamy.

Conroy-Quirk, người đã gặp các nhà lập pháp và nộp lời khai cho một phiên điều trần gần đây, nói rằng việc trở thành một nhà hoạt động xã hội giúp xoa dịu cảm giác tội lỗi mà cô cảm thấy sau khi từ bỏ công việc vì cộng đồng.

“4 năm trước, tôi thường cắt mác áo ghi kích cỡ để những người trên tàu điện ngầm không biết tôi mặc size gì”, cô kể lại.

Hiện ngoài công việc hoạt động xã hội, Conroy-Quirk còn điều hành công việc kinh doanh của riêng mình, giúp những khách hàng ngoại cỡ tìm các địa điểm mua sắm thoải mái hơn.

“Tôi sẵn sàng khoe kích thước của mình với mọi người”, cô nói.

Cơ hội thay đổi

Hiện các nhà hoạt động xã hội ở New York và Massachusetts dường như đang có cơ hội tốt nhất trong nhiều thập kỷ qua để mở rộng các biện pháp chống lại sự phân biệt đối xử dựa trên cân nặng, bảo vệ hàng chục triệu người Mỹ.

“Cơ thể của tôi không phải một thất bại hay cần sửa chữa. Những khiếm khuyết trong hệ thống và tâm lý sợ béo đang dung túng phân biệt đối xử dựa trên trọng lượng mới là vấn đề”, Conroy-Quirk, người ủng hộ dự luật Massachusetts, đã viết trong lời khai ủng hộ việc thông qua dự luật này vào năm ngoái.

than hinh qua kho co the khien nguoi My bi duoi viec anh 5

Sturino (phải) mặc trang phục giống Kendall Jenner. Ảnh: @katiesturino.

Gần đây, phong trào “sức khỏe ở mọi kích thước”, nhằm thúc đẩy quan tâm về dinh dưỡng và tập thể dục hơn là giảm cân đơn thuần, đã được cả bác sĩ và bệnh nhân quan tâm.

“10 năm trước không có những cuộc bàn luận tương tự”, Katie Sturino, người ủng hộ việc chấp nhận cơ thể, sở hữu 680.000 người theo dõi và đế chế nhỏ với tư cách nhà văn kiêm tham vấn viên, cho biết.

Trên tài khoản mạng xã hội, Sturino thường chụp ảnh mặc trang phục của người nổi tiếng với kích thước của mình. Cô đang làm việc với Amazon để phát triển một dòng quần áo ngoại cỡ, dự kiến cho ra mắt vào cuối tháng 3.

“Cơ thể của bạn không có lỗi gì. Sai lầm nằm ở chỗ thương hiệu không sản xuất trang phục vừa với bạn”, cô nói với Bloomberg.

Các công ty và cơ quan truyền thông, những người từng tham gia vào văn hóa miệt thị ngoại hình thừa cân, đang xoay chuyển tình thế theo cách khác.

Abercrombie & Fitch, từ lâu được biết đến với danh mục thời trang chuyên dành cho cơ bụng, hiện bán quần jean Curve Love.

than hinh qua kho co the khien nguoi My bi duoi viec anh 6

Ảnh: Peter Cavanah/Alamy.

Những phụ nữ ngoại cỡ được xuất hiện trên số báo áo tắm của Sports Illustrated và trong quảng cáo xà phòng Dove và đồ lót Victoria’s Secret.

Gần đây, Good Housekeeping, tạp chí từng quảng bá chế độ ăn kiêng bằng súp của diễn viên Meg Ryan nhằm “giảm 4,5 kg tức tốc”, xuất bản series Chống Văn hóa Ăn kiêng của mình với các bài báo về chứng sợ báo, chấp nhận cơ thể và tính hữu ích hạn chế của chỉ số BMI.

Tuy nhiên, vẫn còn tiêu chuẩn vẻ đẹp phi thực tế khác được thúc đẩy, và coi việc béo là sự thất bại cá nhân vẫn phổ biến.

Eno Awotoye, nhà tổ chức cho Dự án Hành động Bán lẻ của RWDSU, huy động những người lao động ngoài tổ chức cố gắng cải thiện lĩnh vực bán lẻ, nói rằng sự thiên vị về cân nặng rất phổ biến trong ngành này.

Awotoye, người từng dành vài thập kỷ trong ngành bán lẻ, cho biết các thương hiệu cao cấp yêu cầu ứng viên tuyển dụng cung cấp ảnh sơ yếu lý lịch.

Những người nặng cân hơn sẽ bị kìm hãm và được giao công việc kiểm kho với mức lương thấp hơn người đại diện bán hàng.

than hinh qua kho co the khien nguoi My bi duoi viec anh 7

Bà Awotoye hoạt động vì quyền lợi của người ngoại cỡ. Ảnh: Bloomberg.


Một số nhân viên cho biết sau khi tăng cân, họ “không còn phù hợp với hình ảnh” mà công ty mong muốn. Ngoài ra, thay vì cung cấp đồng phục cho nhân viên ngoại cỡ, nhiều nhà bán lẻ khăng khăng yêu cầu họ tự chuẩn bị quần áo.

Bà Awotoye cho biết tìm kiếm nhân viên bán lẻ sẵn sàng chia sẻ công khai câu chuyện bị phân biệt đối xử của họ rất khó. Mọi người sợ sự kỳ thị của xã hội khi kêu gọi sự chú ý tới cân nặng của họ.

Mặt khác, họ sợ khả năng bị đưa vào danh sách đen của các nhà tuyển dụng tương lai, đặc biệt là những thương hiệu cao cấp trả lương khá tốt.

Nhưng bà Awotoye nói rằng đó là một trở ngại có thể và phải vượt qua để các dự luật liên quan được ban hành.

Lời thú nhận của hình mẫu dao kéo

Trước khi thừa nhận nâng mũi, siêu mẫu Bella Hadid nhiều lần phủ nhận phẫu thuật thẩm mỹ và là một trong những hình mẫu dao kéo được nhiều thanh thiếu niên ưa chuộng.

Ánh Dương

Bạn có thể quan tâm