Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thánh Gióng tắm Hồ Tây, Bộ Giáo dục phản hồi

Ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Giáo dục Tiểu học cho biết, chiều 16/3, nhóm đã thảo luận về vấn đề trong sách tiếng Việt 5.

GS Nguyễn Minh Thuyết, chủ biên cuốn sách khẳng định đoạn trong cuốn sách là của nhà thơ Nguyễn Đình Thi và được trích dẫn đúng, nhóm biên soạn không bịa ra.


Chi tiết trong sách hướng dẫn học tiếng Việt lớp 5 tập 2A “Thánh Gióng sau khi đánh giặc bị thương nặng, vẫn còn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm...” được trích dẫn từ tác phẩm Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích, của nhà thơ Nguyễn Đình Thi.

Thánh Gióng đánh giặc xong, ăn cơm rồi nhảy Hồ Tây tắm?

Phụ huynh tại Thanh Hóa thắc mắc sách hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 có ghi: “Thánh Gióng sau khi đánh giặc bị thương nặng, vẫn còn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm".

Nguyễn Đình Thi từng viết một số bài nghiên cứu như Nguyễn Du và truyện Kiều, Thời gian của Thánh Gióng…

19 tuổi, Nguyễn Đình Thi in những cuốn sách luận về Niestze, Bergson. Năm 1944, khi 20 tuổi, ông viết bài Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích, được đánh giá là bài viết "mang tầm vóc lớn".

Đoạn trích có chi tiết “Thánh Gióng sau khi đánh giặc bị thương nặng, vẫn còn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm...” mô tả tưởng tượng của Nguyễn Đình Thi khi còn là một cậu bé.

Đoạn trích được các nhà biên soạn sách giáo khoa sử dụng cho tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5, tập 2A, một thử nghiệm của mô hình trường học mới Việt Nam (Việt Nam Escuela Nueva, viết tắt là VNEN).

Mô hình này bắt đầu được thí điểm từ năm học 2012-2013, từ học sinh lớp 2. Đến năm nay có thêm học sinh lớp 5.

Năm học 2014-2015, hơn 2.000 trường trong cả nước (chiếm 10%) theo mô hình này (trong đó, gần 1.500 trường học thực hiện theo dự án và hơn 800 trường tự nguyện nhân rộng toàn phần).

Theo mô hình VNEN, sách của học sinh là các tài liệu hướng dẫn học, được viết dưới dạng các hoạt động của học sinh (một mình, cặp đôi, làm việc nhóm...).

Xuất hiện bài văn lạ 'Thương ông Gióng mất tuổi thơ'

"Bài văn" có câu "Ai bây giờ chả cần phao, em không biết dùng phao, chết đuối phải rồi". Được ghi là của một nữ sinh, cô giáo cho điểm 0 nhưng qua giọng điệu châm biếm thì cư dân mạng đoán rằng tác giả là người lớn.


Ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Giáo dục Tiểu học cho biết, trong chiều 16/3, nhóm làm việc với các đại diện có liên quan (Vụ Tiểu học, nhà xuất bản Giáo dục, chủ biên viết sách). Các chuyên gia đã thảo luận về vấn đề các phụ huynh thắc mắc xung quanh ngữ liệu của cuốn sách. Ông Định nói sẽ cân nhắc và lắng nghe các góp ý hợp lý để điều chỉnh trong quá trình thí điểm mô hình.

TS Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng biên tập NXB Giáo dục Việt Nam, cho biết đơn vị này đang soạn câu trả lời chu đáo về mặt chuyên môn và sẽ gửi đến báo chí vào sáng 17/3.

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/225967/thanh-giong-tam-ho-tay--bo-giao-duc-phan-hoi.html

Theo Hạ Anh/Báo Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm