Thành phố Odessa, Ukraine. Ảnh: Larousse. |
Theo UNESCO, thành phố Odessa giờ đây sẽ nhận được sự hỗ trợ quốc tế về tài chính và kỹ thuật sau khi được xác định là đang gặp nguy hiểm.
Ukraine có thể yêu cầu hỗ trợ để giúp bảo vệ di sản và thậm chí giúp phục hồi tài sản. Odessa cùng với một số địa điểm và thành phố khác ở Ukraine được công nhận là di sản thế giới.
"Odessa, một thành phố tự do, một hải cảng huyền thoại đã để lại dấu ấn trong điện ảnh, văn học và nghệ thuật, do đó cần được đặt dưới sự bảo vệ chặt chẽ của cộng đồng quốc tế", Tổng Giám đốc UNESCO - Audrey Azoulay - cho biết trong một tuyên bố.
"Thông báo này thể hiện quyết tâm chung của chúng tôi nhằm đảm bảo rằng thành phố vượt qua những biến động toàn cầu và được bảo tồn khỏi những sự tàn phá", ông nói thêm.
Việc thêm Odessa vào danh sách đã được đẩy nhanh do xung đột nổ ra vào tháng 2/2022. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky chính thức đệ trình thành phố để xem xét vào tháng 10/2022.
Ngoài Odessa, UNESCO đã thêm các địa danh bao gồm Yemen và Lebanon vào danh sách Di sản Thế giới đang gặp nguy hiểm.
Vương quốc Saba cổ đại. Ảnh: The New York Times. |
Ở Yemen, các địa danh của Vương quốc Saba cổ đại, Marib, đã được thêm vào danh sách này. Tại đây sở hữu 7 địa điểm khảo cổ "làm chứng cho Vương quốc Saba giàu có và những thành tựu kiến trúc, thẩm mỹ và công nghệ từ thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên cho đến sự xuất hiện của đạo Hồi vào khoảng năm 630 sau Công nguyên".
Tại Lebanon, Hội chợ Tripoli Quốc tế Rachid Karameh có mặt trong danh sách của UNESCO. Tòa nhà được thiết kế bởi một kiến trúc sư người Brazil vào năm 1962, do tình trạng bảo tồn đáng báo động, thiếu nguồn tài chính để bảo trì và nguy cơ tiềm ẩn của các đề xuất phát triển có thể ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của khu phức hợp.
Châu Âu có diện tích nhỏ thứ hai thế giới nhưng sở hữu nền văn hóa đa dạng, có lịch sử phát triển lâu đời. Zing giới thiệu tới bạn đọc những trang sách về lục địa già.