Câu 1. Thành phố trực thuộc tỉnh nào ở nước ta có hơn 1,2 triệu dân sinh sống?
Theo số liệu công bố của tỉnh Đồng Nai, với hơn 1,2 triệu người, Biên Hòa là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất ở nước ta hiện nay. Dân số của Biên Hòa tương đương 2 thành phố trực thuộc Trung ương là Đà Nẵng và Cần Thơ. |
Câu 2. Biên Hòa trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Nai năm nào?
Năm 1976, thị xã Biên Hòa được nâng cấp thành thành phố Biên Hòa - đô thị loại ba, trực thuộc tỉnh Đồng Nai, gồm 11 phường: An Bình, Hòa Bình, Quang Vinh, Quyết Thắng, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tân Mai, Tân Tiến, Thanh Bình, Thống Nhất, Trung Dũng và 9 xã: Bửu Hòa, Bửu Long, Hiệp Hòa, Hóa An, Long Bình Tân, Tân Hạnh, Tân Phong, Tân Thành, Tân Vạn. |
Câu 3. Văn Miếu nào ở Biên Hòa được xây dựng sớm nhất vùng Đông Nam Bộ?
Theo Cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố Biên Hòa là nơi có Văn miếu Trấn Biên, được xây dựng năm 1715, sớm nhất ở Nam bộ, nơi thể hiện truyền thống hiếu học và “tôn sư trọng đạo” của người dân vùng đất mới. Ngày nay, văn miếu được phỏng dựng, tôn tạo, trở thành thiết chế văn hóa giáo dục thời hiện đại của Biên Hòa, một thắng cảnh của Đồng Nai. |
Câu 4. Thành phố Biên Hòa không tiếp giáp huyện nào sau đây của tỉnh Đồng Nai?
Hiện nay, thành phố Biên Hòa là đô thị loại một, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Đồng Nai. Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, Tây giáp quận 9, TP.HCM, Tây Nam giáp huyện Long Thành, Đông giáp huyện Trảng Bom, Tây Bắc giáp thị xã Dĩ An, thị xã Tân Uyên của tỉnh Bình Dương. Thành phố này không giáp huyện Cẩm Mỹ. |
Câu 5. Danh tướng nhà Nguyễn nào có công xác lập chủ quyền cho người Việt trên đất Đồng Nai?
Theo sách Đại Nam thực lục, Nguyễn Hữu Cảnh là danh tướng từng có công xác lập chủ quyền người Việt ở Đồng Nai. Sau khi vào kinh lược Đồng Nai năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh ở tại Cù lao Phố, cảng sầm uất nhất miền Nam bấy giờ. Từ đó, ông ra sức ổn định dân tình, hoạch định cương giới xóm làng, lấy đất Nông Nại đặt làm Gia Định phủ, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lấy đất Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn. |
Câu 6. Nguyễn Hữu Cảnh quê ở đâu?
Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700) còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Nguyễn Hữu Lễ, Nguyễn Hữu Thành, Lễ Công, Lễ Thành Hầu, Lễ Tài Hầu, Thượng Đăng Lễ, Chưởng Binh Lễ. Nguyễn Hữu Cảnh quê ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình ngày nay. Có nhiều đóng góp giúp chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ về phía Nam, Nguyễn Hữu Cảnh được xem là danh tướng mở cõi, có công khai khẩn nên vùng đất Nam Bộ. |
Câu 7. Tên gọi của một huyện trực thuộc tỉnh Đồng Nai?
Đồng Nai là tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ. Theo Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Đồng Nai nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính với việc cắt chuyển một số địa bàn cho các tỉnh mới, một số địa bàn tách, sáp nhập. Hiện nay, tỉnh Đồng Nai gồm 11 đơn vị hành chính: Thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành, Nhơn Trạch, Thống Nhất, Trảng Bom, Vĩnh Cửu. |
Câu 8. Huyện nào sau đây của tỉnh Đồng Nai có vườn quốc gia Cát Tiên?
Vườn quốc gia Cát Tiên nằm trên địa bàn của ba tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước, với tổng diện tích là 71.920 ha. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, vườn quốc gia Cát Tiên thuộc hai huyện Vĩnh Cửu và Tân Phú, thường được gọi là khu vực Nam Cát Tiên, có khoảng chục vùng đất ngập nước. Phần trên đất Bình Phước được gọi là Tây Cát Tiên, phần trên đất Lâm Đồng được gọi là khu vực Cát Lộc. |