Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thầy giáo tư vấn làm bài thi trắc nghiệm Toán đạt điểm cao

Theo thầy giáo Lại Tiến Minh, điểm thi trắc nghiệm môn Toán cao hay thấp phụ thuộc tư duy và rèn luyện kỹ năng làm bài của học sinh, chứ không thể nhờ học tủ hay giải mẹo.

Chúng ta nên thay đổi tư duy về học đại học và dạy ở phổ thông. Từ xưa đến nay, xã hội thường xem người đỗ đại học là thành công, nhưng thực tế rất nhiều sinh viên ra trường thất nghiệp và làm trái ngành nghề.

Giáo dục đại học nên bắt đầu có sự thay đổi, nới lỏng đầu vào và thắt chặt đầu ra. Vì vậy, sứ mệnh của kỳ thi THPT chỉ là tuyển chọn những người có tư duy tốt, giúp họ phát huy tiềm năng của mình để cống hiến cho xã hội. Tôi hoàn toàn tán thành việc Bộ GD&ĐT thay đổi kỳ thi THPT quốc gia.

Với phương án thi THPT quốc gia 2017, trắc nghiệm Toán là điều bất ngờ không chỉ với học sinh mà cả giáo viên. Là người trực tiếp giảng dạy, tôi biết nhiều học sinh hoang mang trước thay đổi này.

Việc chuyển từ thi tự luận sang trắc nghiệm đồng nghĩa việc thay đổi cách học quen thuộc của các em. Nhưng tôi tin tưởng, sau khi Bộ GD&ĐT công bố đề thi minh họa, tâm lý học sinh sẽ vững vàng hơn.

thi trac nghiem toan anh 1
Thầy giáo Lại Tiến Minh và học trò trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội. Ảnh: NVCC.

Trong thời gian này, học sinh cần biết một số điều cơ bản về thi trắc nghiệm Toán để có tâm lý tốt và chủ động trong học tập.

Kỳ thi THPT quốc gia 2017, kiến thức chỉ giới hạn trong chương trình lớp 12 nên việc ôn luyện của các em có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, học sinh không nên chủ quan, bởi những câu hỏi mang tính chất phân loại thường có sự liên kết giữa kiến thức của các năm THPT. Ví dụ, phần ứng dụng đạo hàm giải một phương trình vô tỷ.

Mới đây, Bộ GD&ĐT công bố phương án thi THPT quốc gia 2017. Theo đó, bài thi Toán có 50 câu trắc nghiệm, thời gian thi 90 phút.

Thầy Lại Tiến Minh – giảng viên ĐH Kiến trúc, giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh Hà Nội - có những chia sẻ giúp học sinh làm tốt bài thi Toán theo phương thức trắc nghiệm.

Khó khăn nhất khi làm bài thi trắc nghiệm là phân bố thời gian hợp lý. Nếu dành quá nhiều thời gian cho một câu, học sinh không thể làm câu khác.

Ngoài ra, cấu trúc của đề thi THPT quốc gia là 60% cơ bản và 40% nâng cao. Vì vậy, các câu dễ và khó có thể đan xen.

Thí sinh muốn đạt điểm cao không nên làm bài theo thứ tự mà nên làm thành 3-4 lượt.

Lượt một, thí sinh đọc lướt và phát hiện câu hỏi dễ, làm thật nhanh, bỏ qua các câu khó.

Lượt hai, thí sinh làm những câu trung bình, cần có sự tính toán và vẽ hình.

Lượt ba và bốn dành cho những câu khó.

Hiện tại, giáo viên dạy Toán nên tích cực chuẩn bị ngân hàng đề thi trắc nghiệm. Học sinh chủ động thay đổi thói quen tư duy từ tự luận sang trắc nghiệm.

Việc đạt điểm Toán trắc nghiệm cao không phải nhờ mẹo hay thủ thuật giải mà chính là tư duy. Rèn luyện nhiều đề thi thử để thực hiện tốt các kỹ năng như tính toán, sử dụng máy tính, vẽ hình, phương pháp loại trừ… sẽ giúp học sinh tự tin.

Đặc biệt, việc thi trắc nghiệm sẽ bao gồm lượng kiến thức rộng, học sinh không nên học tủ. Các em không được bỏ bất kỳ phần nào trong sách giáo khoa và bài tập thuộc chương trình lớp 12, kể cả phần đọc thêm.

Thi THPT quốc gia 2017: 10 điểm mới đáng chú ý

Chiều 28/9, Bộ GD&ĐT chính thức công bố phương án thi THPT quốc gia 2017 với nhiều điểm mới. Theo đó, trừ Ngữ văn, tất cả các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.

Kỳ thi THPT quốc gia 2017 diễn ra trong 2 ngày tháng 6, với các bài thi bao gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Chỉ bài thi môn Ngữ văn thực hiện theo hình thức tự luận, các bài thi còn lại theo hình thức trắc nghiệm.

Mỗi bài thi Khoa học tự nhiên và Khoa học Xã hội gồm 120 câu hỏi với 4 lựa chọn duy nhất một phương án đúng. Thời gian làm bài thi trắc nghiệm 150 phút.

Bài thi ngoại ngữ cũng được tăng số câu hỏi lên thành 50 câu (trước là 40 câu) nhưng thời gian làm bài thi vẫn là 60 phút. Riêng môn Toán vẫn 50 câu hỏi trắc nghiệm và thời gian làm bài là 90 phút.

Thi đại học thay đổi thế nào sau hơn 45 năm?

Tính từ năm 1970, kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) có nhiều thay đổi. Trong đó, hình thức thi "3 chung" do Bộ GD&ĐT chủ trì áp dụng hơn 10 năm.



Giáo viên Lại Tiến Minh

Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội

Bạn có thể quan tâm