Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thầy GS Ngô Bảo Châu tư vấn ôn thi THPT quốc gia

Thạc sĩ Đỗ Thanh Sơn cho rằng, thời gian này, học sinh nên luyện đề để nắm được kiến thức toàn diện trước kỳ thi THPT quốc gia.

Thạc sĩ Đỗ Thanh Sơn - cựu giáo viên THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) - từng trực tiếp giảng dạy nhiều thế hệ học trò nổi tiếng như: GS Ngô Bảo Châu, GS.TS Đàm Thanh Sơn, GS.TS Phùng Hồ Hải (Viện phó Toán học Việt Nam), nữ TS Toán học Lê Hồng Vân. Ông có những chia sẻ về cách ôn tập, dự đoán độ khó của đề thi THPT quốc gia. 

- Thưa ông, chỉ còn hơn một tháng là đến kỳ thi THPT quốc gia, học sinh nên ôn thi như thế nào cho hiệu quả?

- Theo tôi, trong giai đoạn này, các em không học tràn lan mà nên luyện đề. Phần nào các em không làm được tức là kiến thức đó đang rỗng, cần tập trung ôn tập.

Đối với đề thi thử của THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, em nào làm dưới 5 điểm là rất nguy hiểm, cần xem xét lại. Nếu trên 5 điểm, các em có thể yên tâm, bởi đây là đề khó hơn mặt bằng chung.

1
Thầy giáo Đỗ Thanh Sơn. Ảnh: Youtube.

- Nguồn đề thi rất phong phú nhưng khó kiểm định chất lượng. Học sinh nên tìm nguồn đề ở đâu và làm bao nhiêu đề là đủ?

- Các em có thể tìm ở trong sách và các đơn vị uy tín. Tôi nghĩ, học sinh không nên làm quá nhiều đề. Điều quan trọng, các em cần phân tích và hiểu được các câu hỏi. 

Tính từ thời điểm hiện tại đến lúc thi, mỗi em chỉ cần làm 10 đề là đủ. Các em cần bao quát được những phần cơ bản của chương trình học.

- Kỳ thi THPT quốc gia năm nay vừa xét tốt nghiệp, vừa là cơ sở xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Nó gây khó khăn gì cho giáo viên và học sinh, thưa ông?

- Tôi cho rằng, người gặp khó khăn lại chính là người ra đề thi. Việc gộp hai kỳ thi làm một khiến người ra đề cần đưa ra mức độ khó vừa phải nhưng vẫn phân loại được học sinh. 

Cái khó của người ra đề chính là cơ hội có một không hai của học sinh. Các em cần nắm bắt được điều này. Học sinh chỉ cần làm 70% đề thi là có cơ hội đỗ đại học.

- Về độ khó của đề thi năm nay, ông dự đoán như thế nào?

- Tôi cho rằng, vì kết hợp hai kỳ thi, nên đề có thể tương đối “mềm”. Tức là các phần khó ít đi, phần dễ và trung bình nhiều lên. Nếu trước kia, đề thi có 80%-90% khó và cực khó thì năm nay dự đoán chỉ 40%-50%.

Tuy vậy, học sinh muốn đạt điểm vào các trường đại học vẫn phải tích cực học để hiểu bản chất. Các câu hỏi khó nhất sẽ rơi vào chương trình lớp 10, 11, đặc biệt là phần hệ phương trình (lớp 10) và tọa độ phẳng.

Thủ khoa đại học đầu tiên không dùng điện thoại, Facebook

Bùi Mạnh Thắng - thủ khoa đại học đầu tiên năm 2015 - không sử dụng điện thoại và Facbook để tập trung việc học. Suốt 12 năm, Thắng thường ăn sáng bằng cơm nguội với muối vừng.

Thạc sĩ Đỗ Thanh Sơn được học sinh truyền miệng là "người dạy hình học giỏi nhất Việt Nam”. Ông từng xuất bản 9 cuốn sách chuyên về hình học cho cả ba cấp (NXB Giáo dục Hà Nội).

Ông cũng là người nằm trong hội đồng biên soạn đề thi thử của trường chuyên Khoa học Tự nhiên Hà Nội trên trang web giáo dục Zuni.vn.

Quyên Quyên (ghi)

Bạn có thể quan tâm