Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thế giới đối phó với nạn 'tiểu bậy' trên đường phố ra sao?

Sử dụng sơn chống thấm nước, thành lập "đội quân" dùng vòi xịt phun nước vào người tiểu bậy hay thiết kế bồn tiểu thông minh là các giải pháp đã được một số nước áp dụng hiệu quả.

Tiểu bậy từ lâu đã là một "vấn nạn" không riêng gì ở Việt Nam, mà còn là cơn đau đầu của nhiều thành phố lớn trên thế giới.

Không chỉ gây mất mỹ quan, hành động chẳng lấy gì làm đẹp đẽ này từ những người đi đường còn ảnh hưởng đến môi trường, gây khó chịu cho người khác.

Trong bối cảnh đó, một số nước đã sáng tạo ra nhiều cách khác nhau để chống lại nạn tiểu bậy: sử dụng sơn chống thấm nước, thành lập "đội quân" dùng vòi xịt phun nước vào người tiểu bậy hay thiết kế bồn tiểu thông minh.

Zing.vn trích dịch bài viết trên Citymetric, Popuptoilet, Fastcompany về những cách làm đang được một số quốc gia áp dụng.

1. Bức tường 'phản dame'

Từ năm 2015, người dân "khu đèn đỏ" Sankt Pauli, thành phố Hamburg (Đức) phủ lên những bức tường tại đây một lớp sơn đặc biệt, có tác dụng phản lại bất kỷ chất lỏng nào dội lên nó, kể cả dầu hỏa.

tieu bay anh 1
Cơ chế hoạt động của loại sơn chống thấm nước được sử dụng tại thành phố Hamburg, Đức. Ảnh: Citymetric.

Để cảnh báo, nhà chức trách viết lên các bức tường này: "Đừng có tè ở đây, chúng tôi sẽ 'tè' lại đấy".

Sau thời gian ngắn, các bức tường "phản dame" này cho thấy hiệu quả rõ rệt. Biện pháp này sau đó được nhiều thành phố trên thế giới học tập.

2. Ánh sáng 'đánh lừa'

Ở cung điện Hoàng gia Amsterdam (Hà Lan), người ta thường chiếu sáng các căn phòng để tạo cảm giác có người ở trong, "cảnh cáo" người có ý định tiểu bậy không được lại gần.

Bên cạnh đó, dàn đèn LED cũng ngay lập tức được bật lên nếu có ai đó đến quá gần cung điện.

Ngoài ra, nhiều nhà vệ sinh "dã chiến" dành cho nam và nữ được bổ sung vào ban đêm, từ thứ năm đến chủ nhật, khi trời sáng lại được dọn đi.

3. Phun nước vào người tiểu bậy

Tại Mumbai (Ấn Độ), chính quyền thành phố thậm chí còn trang bị những chiếc xe tải lớn chở nước cùng một "đội quân" đi tuần trên các con phố. Khi phát hiện có người tiểu bậy, "đội quân" này dùng vòi xịt phun nước vào kẻ vi phạm ngay tại chỗ.

tieu bay anh 2
Những người tiểu bậy trên đường phố Ấn Độ có thể bị phun nước vào người. Ảnh cắt từ clip.

Hành động cứng rắn này của chính quyền thành phố nhận được sự hưởng ứng của người dân và đem lại hiệu quả rõ rệt.

4. Khóa học nâng cao nhận thức

Ở thành phố Chester (Anh), chính quyền nơi đây áp dụng biện pháp có phần nhẹ nhàng hơn, song cũng không kém phần kỳ quặc.

Những người tiểu bậy ở nơi công cộng bị camera ghi lại có thể chọn một trong hai cách giải quyết: ra tòa, có thể phải nộp một khoản tiền phạt lớn hoặc tham gia "khóa học nâng cao nhận thức về di sản".

Nếu chọn cách thứ 2, người vi phạm sẽ phải trả 75 bảng để xem lại hành vi xấu xí của bản thân trên camera công cộng, sau đó đi bộ vào trung tâm thành phố. Vừa đi, họ sẽ vừa được nghe một chuyên gia giải thích về thiệt hại do hành động tiểu bậy của họ gây ra cho các bức tường, con đường trong thành phố.

5. Tận dụng nước tiểu bậy

Dù đã ra mức phạt 75 USD cho hành động tiểu bậy hay xây thêm hàng trăm nhà vệ sinh công cộng, chính quyền thành phố Paris (Pháp) vẫn không thể "diệt trừ" tận gốc hành vi này.

Không chỉ vậy, thành phố còn phải trả tiền thuê công nhân để dọn dẹp "sản phẩm" của những người vô ý thức để lại.

Từ năm 2017, nơi này đặt những "bồn tiểu đặc biệt", được gọi là Uritrottoirs tại nhiều điểm thường xuyên bị tiểu bậy trong thành phố. Những bồn tiểu này được thiết kế như hòm thư, có trồng hoa phía trên.

tieu bay anh 3
Bồn tiểu được thiết kế đặc biệt được đặt tại nhiều nơi ở Paris, Pháp. Ảnh: Fastcompany.

Bên trong các bồn tiểu này là mùn cưa hoặc rơm và máy cảm biến. Khi bồn đầy nước tiểu, cảm biến sẽ thông báo để đơn vị phụ trách tới thu gom. Sau đó, hỗn hợp này sẽ được xử lý tạo thành phân bón, dùng cho việc trồng cây xanh ở công viên.

Ngoài việc thu gom và tận dụng nước tiểu, Uritrottoirs còn giúp giảm bớt mùi và tăng mỹ quan cho thành phố. Bên cạnh đó, nó không tốn nước như các nhà vệ sinh công cộng thông thường.

Những lần tuyển thủ Việt Nam 'lây gắt' từ hậu vệ Duy Mạnh

Khi thấy đồng đội bị chơi xấu hay phạm lỗi thô bạo, Duy Mạnh, Đình Trọng hay Quang Hải đều không ngần ngại phản ứng để đòi công bằng.




Mai An

Bạn có thể quan tâm