- Tổng số ca mắc mới trong ngày là 14.783, ghi nhận tại 62 tỉnh, thành phố.
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 15.935 ca/ngày.
- Số bệnh nhân qua đời là 212 trường hợp. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 216 ca.
- Trong 24 giờ qua, 1.248.099 liều vaccine phòng Covid-19 đã được tiêm.
F0 tại TP.HCM dưới mức 500 người
10 địa phương có số lượng F0 cao nhất trong 7 ngày qua | |||||||||||
Nguồn: Bộ Y tế | |||||||||||
Nhãn | Hà Nội | Vĩnh Long | Bình Phước | Trà Vinh | Khánh Hòa | Hải Phòng | Tây Ninh | Bình Định | Cà Mau | TP.HCM | |
Trung bình số F0 trong 7 ngày | ca | 2596 | 1869 | 1747 | 1379 | 793 | 755 | 680 | 653 | 608 | 484 |
Tính từ 16h ngày 9/1 đến 16h ngày 10/1, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 14.818 ca nhiễm mới, trong đó 35 ca nhập cảnh và 14.783 ca ghi nhận trong nước (giảm 968 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 9.396 ca trong cộng đồng).
Hà Nội tiếp tục chuỗi 7 ngày liên tiếp ghi nhận hơn 2.500 ca mắc mới khi có thêm 2.830 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Trong khi đó, Hải Phòng đã xuất hiện dấu hiệu giảm nhẹ tốc độ phát hiện ca mắc mới và tụt xuống vị trí thứ 5 cả nước với 592 F0 sau 24 giờ.
Một số địa phương khác cũng có số ca mắc mới trên ngưỡng 500 như Khánh Hòa (795), Bình Phước (640), Bình Định (609), Cà Mau (540).
TP.HCM tiếp tục cho thấy tín hiệu tích cực với số ca mắc mới chỉ là 437 người, đứng vị trí thứ 9 trên cả nước. Trung bình tuần qua, thành phố cũng chỉ ghi nhận gần 500 ca mỗi ngày.
Theo thống kê của Bộ Y tế, các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Hà Giang (-303), Hải Phòng (-244), Bà Rịa - Vũng Tàu (-152).
Trong khi đó, các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là Lạng Sơn (+177), Gia Lai (+142), Trà Vinh (+88).
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.914.393 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tính từ 27/4, số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.908.353 người. Trong đó, 1.587.273 bệnh nhân đã được công bố khỏi Covid-19.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (508.247), Bình Dương (291.501), Đồng Nai (98.791), Tây Ninh (82.684), Hà Nội (70.606).
Số người khỏi bệnh cao kỷ lục
Về tình hình điều trị:
Ngày 10/1, Việt Nam ghi nhận số bệnh nhân Covid-19 hồi phục và được xuất viện kỷ lục với 89.842 trường hợp. Kỷ lục trước đó được xác lập ngày 21/12/2021 với 50.191 người. Như vậy, Việt Nam đã chữa khỏi Covid-19 cho 1.590.090 ca.
Số bệnh nhân nặng đang được điều trị là 6.358 người. Trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 4.620 ca; thở oxy dòng cao HFNC: 858 ca; thở máy không xâm lấn: 141 ca; thở máy xâm lấn: 716 ca; ECMO: 23 ca.
Từ 17h30 ngày 9/1 đến 17h30 ngày 10/1, Việt Nam ghi nhận 212 ca tử vong. TP.HCM có 19 người, trong đó, 2 ca từ Đồng Nai chuyển đến.
Những người còn lại ở An Giang (28 ca trong 2 ngày), Sóc Trăng (22 ca trong 2 ngày), Hà Nội (17), Đồng Tháp (16), Bình Phước (12), Tiền Giang (12), Vĩnh Long (11), Cần Thơ (11), Khánh Hòa (9), Bà Rịa - Vũng Tàu (9), Tây Ninh (8), Bình Dương (7), Trà Vinh (6), Hậu Giang (5), Bạc Liêu (4), Bình Thuận (3), Hải Phòng (2), Thừa Thiên - Huế (2), Bình Định (2), Vĩnh Phúc (1), Quảng Nam (1), Phú Yên (1), Hải Dương (1), Đà Nẵng (1), Ninh Thuận (1), Cà Mau (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 216 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 34.531 người, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.
Về tiêm vaccine:
Ngày 9/1, 1.248.099 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số vaccine đã được tiêm là 161.277.807 liều. Trong đó, tiêm mũi 1 là 78.291.624 liều, tiêm mũi 2 là 71.161.335 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 vaccine Abdala) là 11.824.848 liều.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam vừa yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương rà soát, sửa đổi hướng dẫn đánh giá cấp độ dịch tại Quyết định số 4800 năm 2021 thực hiện Nghị quyết số 128 của Chính phủ cho phù hợp với tình hình mới.
Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo việc sử dụng thuốc điều trị (kể cả thuốc kháng virus), bảo đảm an toàn, hiệu quả; rà soát, chỉ đạo nhập khẩu, sản xuất, sử dụng, phân phối thuốc kháng virus bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định.
Dựa vào các tiêu chí đặt ra, địa phương tự đánh giá mức độ dịch của mình với 4 mức: Cấp 1, 2, 3 và 4 tương ứng với nguy cơ từ thấp, trung bình, cao đến rất cao. Tuy nhiên, hiện nay quá trình thực hiện ở một số địa phương cho thấy nhiều bất cập trong việc đánh giá mức độ dịch, cũng như áp dụng các biện pháp.
Như ở Hà Nội, với việc số ca nhiễm tăng nhanh, biến động liên tục, nhiều quận, huyện, xã phường liên tục chuyển trạng thái từ xanh, vàng sang cam và ngược lại. Việc này khiến hoạt động kinh doanh, sản xuất của người dân gặp nhiều xáo trộn, khó đảm bảo tiêu chí "thích ứng linh hoạt" mà Chính phủ đặt ra.