Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Thì ra vẻ bề ngoài quan trọng đến vậy

Thực tế cho thấy "cái nết" không thực sự "đánh chết cái đẹp". Từ lâu, số đông tin rằng người có khiếm khuyết về ngoại hình cũng có vấn đề về phẩm hạnh.

Khi đề cập đến các nhân vật phản diện trên phim ảnh, nhiều người có thể sẽ nghĩ ngay đến nhân vật có gương mặt kỳ dị như Joker trong loạt phim Batman, hay Scar trong phim The Lion King, một chú sư tử gầy và có vẻ yếu đuối hơn những con khác trong bầy, với chiếc sẹo dài trên mặt.

Trong khi đó, các nhân vật chính diện không chỉ có đạo đức tốt, mà còn được ưu ái với diện mạo đẹp.

Theo Changing Faces, tổ chức nhân đạo hỗ trợ những người gặp khó khăn về ngoại hình vượt qua rào cản tâm lý, mối liên hệ giữa khiếm khuyết về ngoại hình và cái ác được tạo nên bởi chính các nhà làm phim.

Changing Faces từng tổ chức chiến dịch I Am Not Your Villain (tạm dịch: Tôi không phải nhân vật phản diện của bạn) để kêu gọi ngành công nghiệp điện ảnh ngừng sử dụng vết sẹo, vết bỏng hay khuyết điểm trên cơ thể để làm “ngôn ngữ” miêu tả các nhân vật phản diện.

Heather Widdows, triết gia người Anh, giáo sư khoa Triết học tại Đại học Warwick (Anh), cho biết cách những nhân vật phản diện được miêu tả trong ngoại hình xấu xí bắt nguồn từ truyện cổ tích xa xưa. Về mặt lịch sử, sự xấu xí ở đây chỉ cái ác, không phải sự xấu xí về ngoại hình.

“Bằng cách nào đó, chúng ta đã chuyển sự tập trung sang vẻ ngoài của một người thay vì đề cập đến lòng tốt của họ”, bà nói.

phau thuat tham my,  ve be ngoai,  Han So Hee anh 1

Các nhân vật phản diện luôn bị gán mác với diện mạo xấu xí. Ảnh minh họa: Warner Bros. Pictures.

Theo nghiên cứu phản ánh thành kiến về sắc đẹp Beauty Goes Down to the Core: Attractiveness Biases Moral Character Attributions ohgast đăng tải trên Springer Link, nền tảng cung cấp dữ liệu nghiên cứu khoa học và công nghệ thông tin, mọi người vô thức đánh giá người có ngoại hình vượt trội đồng nghĩa với việc họ có đức hạnh, trí thông minh và năng lực tốt.

Ngoài ra, dữ liệu trong nghiên cứu được đăng tải trên mạng lưới Hiệp hội Tâm lý học Mỹ (APA) cũng cho thấy những người có diện mạo thu hút được yêu thích hơn, họ kiếm được nhiều tiền và thành công hơn những người còn lại.

phau thuat tham my,  ve be ngoai,  Han So Hee anh 2phau thuat tham my,  ve be ngoai,  Han So Hee anh 3
phau thuat tham my,  ve be ngoai,  Han So Hee anh 4

Nhiếp ảnh là một trong những phát minh khiến chúng ta càng ám ảnh về ngoại hình. Ảnh minh họa: Polina Tankilevitch/Pexels.

Cái đẹp có lịch sử lâu dài

Theo ABC RN, mối bận tâm của con người về cái xấu hay cái đẹp đã có từ xa xưa.

Plato, nhà triết học cổ đại người Hy Lạp, tin rằng vẻ đẹp hình thể có liên quan đến thần thánh và phản ánh lòng tốt của một người, trong khi sự xấu xí là dấu hiệu đạo đức bị băng hoại.

Triết gia người Đức Immanuel Kant từng nổi tiếng với quan điểm vẻ đẹp là biểu tượng của đạo đức.

Theo giáo sư Widdows, thái độ của xã hội về cái đẹp càng gay gắt hơn vào khoảng thế kỷ 19, khi công nghệ nhiếp ảnh được phát minh và trở nên phổ biến.

Bà nhận định sự phổ biến của văn hóa hình ảnh khiến mọi người thường xuyên nhìn thấy hình ảnh của các cá nhân. Điều này làm làm tăng cường mối liên kết giữa đạo đức và diện mạo. Mọi người phải đối mặt với sự phán xét mạnh mẽ nếu không đáp ứng các tiêu chuẩn sắc đẹp.

“Thất bại về ngoại hình đồng nghĩa với thất bại nói chung”, Widdows nói.

Theo bà, xã hội hiện đại đang đánh giá khắt khe về cái đẹp với định kiến rằng một người có khiếm khuyết về mặt thẩm mỹ tức cũng khiếm khuyết về mặt đạo đức.

phau thuat tham my,  ve be ngoai,  Han So Hee anh 5phau thuat tham my,  ve be ngoai,  Han So Hee anh 6
phau thuat tham my,  ve be ngoai,  Han So Hee anh 7
Mọi người trở nên nhạy cảm hơn với từ "xấu". Ảnh minh họa: Cottonbro Studio/Pexels.

Chạy trốn khỏi sự xấu xí

Yves Saint James Aquino, Tiến sĩ Triết học Y học tại ĐH Macquarie, bác sĩ y khoa Bệnh viện Đa khoa Philippines, cho rằng theo đuổi vẻ đẹp thôi là chưa đủ. Áp lực xã hội ngày càng gia tăng, khiến mọi người phải chạy trốn khỏi việc bị coi là xấu xí.

Tiến sĩ Aquino cho biết tâm lý sợ xấu đang trở thành bệnh lý, đặc biệt trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ.

Giáo sư Widdows đồng ý với quan điểm "bệnh lý xấu xí" đang trở nên phổ biến, nhất là trong thời đại mọi người dễ dàng định hình lại cơ thể thông qua phẫu thuật.

“Chúng ta đang chứng kiến sự điên cuồng diễn ra trên toàn cầu về ozempic (thuốc dùng giảm cân) hay botox (chất làm đầy)”, bà nói.

Nhưng không phải chỉ “sửa chữa” cơ thể vật lý, giáo sư Widdows tin rằng mọi người đang cố gắng thay đổi thứ khác đằng sau diện mạo mới.

Còn theo tiến sĩ Aquino, "xấu xí" là một khái niệm cấm kỵ.

“Đó là lý do chúng tôi sử dụng nhiều từ đồng nghĩa khác để thay thế, chẳng hạn như "kém hấp dẫn" hoặc "khó coi”, tiến sĩ Aquino chia sẻ việc những triết gia trong ngành sợ phải đề cập, thảo luận hoặc mô tả đến khái niệm trên.

Ông cho rằng bệnh lý xấu xí cần được điều trị. Để thực hiện mục tiêu này, khi tư vấn khách hàng, các bác sĩ thẩm mỹ có thể tránh từ “xấu” hay “kém hấp dẫn” bằng các từ như "thẩm mỹ", "khiếm khuyết" hoặc "biến dạng”.

phau thuat tham my,  ve be ngoai,  Han So Hee anh 8phau thuat tham my,  ve be ngoai,  Han So Hee anh 9
phau thuat tham my,  ve be ngoai,  Han So Hee anh 10

Cận năng cũng vô tình trở thành nạn nhân đi kèm với nhiều định kiến tiêu cực. Ảnh minh họa: Cottonbro Studio/Pexels.

Ám ảnh về sức khỏe

Ngoài đạo đức, đẹp hay xấu cũng có mối liên hệ đến sức khoẻ.

“Chúng ta thường ghép hai khái niệm với nhau, tức là cái đẹp luôn đi đôi với sự khỏe mạnh”, tiến sĩ Aquino nói.

Trong chương 1 của cuốn sách Psychosocial Aspects of Disability (tạm dịch: Các khía cạnh tâm lý xã hội của khuyết tật), những người khuyết tật về thể chất bị đối xử thiếu tôn trọng, ngay cả khi khuyết tật đó không ảnh hưởng đến sức khoẻ, khiếm khuyết này cũng bị đánh giá có liên quan đến sự suy đồi đạo sức hoặc gắn liền với linh hồn ma quỷ.

Giáo sư Widdows chỉ ra chứng sợ béo như một ví dụ về việc áp đặt đạo đức lên ngoại hình của một người.

“Chê giễu người béo là một thái độ phân biệt đối xử bị lạm dụng phổ biến. Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã gán người béo với những đặc điểm tiêu cực như lười biếng, thiếu kiểm soát, không hoà đồng, không có bạn bè. Định kiến “cứng nhắc” này đã vô thức tồn tại trong tâm trí chúng ta”, bà nói.

phau thuat tham my,  ve be ngoai,  Han So Hee anh 11phau thuat tham my,  ve be ngoai,  Han So Hee anh 12
phau thuat tham my,  ve be ngoai,  Han So Hee anh 13
Theo các triết gia, bệnh lý xấu xí ngày càng gia tăng và cần được điều trị. Ảnh minh họa: Ketut Subiyanto/Pexels.

Thay đổi cách tiếp cận

Theo giáo sư Widdows, trốn tránh sự xấu xí là lựa chọn mang tính con người và quan điểm thay đổi cơ thể để trở nên xinh đẹp là điều hợp lý.

Nhưng cả giáo sư Widdows và tiến sĩ Aquino đều đồng ý rằng hiện trạng cần phải thay đổi.

Aquino tin rằng việc xác định bệnh lý xấu xí có thể giảm thiểu tình trạng xã hội hiện tại và cải thiện việc xây dựng mối quan hệ.

Để tiếp cận việc cải thiện bản thân một cách lành mạnh, giáo sư Widdows gợi ý nên bắt đầu bằng việc thừa nhận nỗi ám ảnh của chúng ta về vẻ đẹp và sự xấu xí. Bởi chỉ khi nhìn vào thực tế, chúng ta mới nhận thức được giá trị của mình ở đâu.

“Vẻ đẹp thường bị coi là một thứ tầm thường, nhưng thực sự không phải vậy, nó đã trở thành vấn đề quan trọng đối với con người chúng ta”, bà nói.

Giáo sư Widdows lưu ý đây không phải vấn đề của cá nhân mà là vấn đề lớn có tác động đến cả xã hội. Mọi người cùng đưa ra nhận định về giá trị của cái đẹp, nhưng đó cũng có thể là nỗi ám ảnh nguy hiểm ảnh hưởng đến toàn thế giới.

Chi Lê: 'Năm cũ dạy tôi hãy tin vào chính mình'

2023 là một năm đầy đáng nhớ với Chi Lê. Cô không ngờ mình được mời đến show diễn của nhà mốt Bevza tại New York Fashion Week (Mỹ).

'Giải oan' cho Gen Z

Tác giả của cuốn sách "Gen Z, Explained: The Art of Living in a Digital Age" (tạm dịch: Giải mã Gen Z: Nghệ thuật sống trong kỷ nguyên số) tin rằng đây là thế hệ lạc quan, có suy nghĩ nghiêm túc dù là người đang đi học, đi làm hay đã có gia đình. Nhóm tác giả cũng bác bỏ tuyên bố rằng thế hệ Z đang trưởng thành quá chậm hoặc thiếu kỹ năng tư duy phản biện. Họ nhận thấy thế hệ này đang phải chịu quá nhiều phán xét tiêu cực.

Như Phương

Bạn có thể quan tâm