Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thi sắc đẹp: Tôn vinh hay làm xấu!

Thời gian qua, những cuộc thi sắc đẹp của phụ nữ Việt Nam thường để lại nhiều chuyện lùm xùm. Tổ chức cuộc thi là để tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt nhưng các vụ việc “om sòm” đã khiến hình ảnh của người xấu đi ít nhiều.

Thi sắc đẹp: Tôn vinh hay làm xấu!

Thời gian qua, những cuộc thi sắc đẹp của phụ nữ Việt Nam thường để lại nhiều chuyện lùm xùm. Tổ chức cuộc thi là để tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt nhưng các vụ việc “om sòm” đã khiến hình ảnh của người xấu đi ít nhiều.

Một mức độ nào đó, có thể nói các cuộc thi đã không tôn vinh mà còn làm xấu đi hình ảnh của người phụ nữ Việt.

Trước đây, các cuộc thi sắc đẹp “lạm phát” dẫn đến khan hiếm người đẹp với đầy đủ các tiêu chuẩn dự thi.

Thế nên mới dẫn đến tình trạng, nhiều người đẹp quả là mặt mũi, dáng vóc dễ nhìn nhưng khi đến phần thi ứng xử đều lúng túng. Thậm chí, không ít thí sinh trả lời ngô nghê các câu hỏi bắt được. Những hình ảnh đó được truyền trực tiếp trên sóng truyền hình, không chỉ người dân trong nước mà cả thế giới biết đến.

Thi sắc đẹp: Tôn vinh hay làm xấu!

Đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Quý bà Đẹp và Thành đạt Việt Nam

Nhận thấy vấn đề này, từ năm nay các cơ quan quản lý đã “dẹp” bớt các cuộc thi sắc đẹp. Thay vào đó chỉ công nhận một cuộc thi sắc đẹp mang tính quốc gia. Và năm nay là cuộc thi Hoa hậu Quý bà Đẹp và Thành đạt. Vậy nhưng, cuộc thi vừa kết thúc đã có mấy thí sinh lên tiếng về những vấn đề trong khâu tổ chức. Mặc dù cơ quan quản lý đã kết luận cuộc thi “đúng quy chế” nhưng dư luận vẫn đặt ra nhiều vấn đề. Đã "siết” rồi nhưng vẫn có chuyện, vậy có điều gì chưa ổn?

Trong một trả lời báo chí mới đây, lãnh đạo Cục Biểu diễn nghệ thuật (Bộ VH, TT&DL) thừa nhận, mặc dù có tên trong BTC cuộc thi Hoa hậu Quý bà nhưng đã không tham dự, đêm chung kết cũng vắng mặt. Nguyên nhân được vị lãnh đạo này cho biết “vì ngại những vấn đề “hậu” hoa hậu”. Nói thẳng ra, có nghĩa là đến lãnh đạo cơ quan quản lý cũng “chán” những rắc rối của các cuộc thi hoa hậu mang lại. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rằng, các cuộc thi sắc đẹp không thể không có, nhưng muốn không có những rắc rối, nên chăng cần tiếp tục có sự cải tiến trong việc quản lý, tổ chức.

Hiện nay, theo quy chế tổ chức thi hoa hậu, mỗi năm chỉ có một cuộc thi được “khoác áo” quốc gia. (Năm sau, cuộc thi dự kiến có tên gọi là Hoa hậu Việt Nam). Mỗi năm chỉ một, lại là cuộc thi mang tầm quốc gia thì cần tổ chức cho đàng hoàng. Mà muốn đàng hoàng thì các cơ quan quản lý văn hóa không thể đứng ngoài cuộc và không thể “khoán trắng” cho các công ty thực hiện.

Thi sắc đẹp: Tôn vinh hay làm xấu!

Hiện nay, theo quy chế tổ chức thi hoa hậu, mỗi năm chỉ có một cuộc thi được “khoác áo” quốc gia.

Việc xã hội hóa trong những hoạt động như thế này là cần thiết. Sự tham gia của các công ty - với sự năng động của họ để kêu gọi tài trợ có nhiều lợi thế. Tuy nhiên, nếu để các công ty làm “từ A-Z” thì rất khó tránh nảy sinh vấn đề. Bởi trước hết, một công ty nào đó khi đứng ra nhận đăng cai tổ chức một cuộc thi hoa hậu thì lợi nhuận là điều họ phải đặt lên hàng đầu. Lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Dĩ nhiên khi đó vấn đề “tôn vinh” sẽ phải đứng hàng thứ hai. Ở đây chúng tôi không muốn chỉ trích một đơn vị nào đó nhưng đây là điều mà ai cũng có thể nhìn thấy.

Có lẽ, năm tới Cục Nghệ thuật biểu diễn nên chọn một đơn vị có đủ uy tín thực hiện, Cục sẽ giám sát chặt. Các công ty tổ chức biểu diễn sẽ được mời tham gia kêu gọi tài trợ. May ra, cách làm này mới chấm dứt được tình trạng những cuộc thi hoa hậu luôn có “hậu” như hiện nay.

Theo Gia đình & xã hội

Theo Gia đình & xã hội

Bạn có thể quan tâm