Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thí sinh dân tộc dự thi có được cộng điểm?

Các thí sinh dân tộc thiểu số, thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên tại 62 huyện nghèo của cả nước vẫn có thể nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường ĐH. Trường hợp các thí sinh nếu tham gia dự thi thì vẫn được cộng điểm ưu tiên.

Thí sinh dân tộc dự thi có được cộng điểm?

Các thí sinh dân tộc thiểu số, thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên tại 62 huyện nghèo của cả nước vẫn có thể nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường ĐH. Trường hợp các thí sinh nếu tham gia dự thi thì vẫn được cộng điểm ưu tiên.

>> 7 đối tượng được ưu tiên trong thi tuyển đại học
>> 8 đối tượng được tuyển thẳng kỳ thi đại học 2012
>> Phẫu thuật mắt cận xong có thể thi ngành công an
>> Tuyển sinh 2012: cung cấp online cuốn 'Những điều cần biết'

Câu hỏi: "Hồi trước em có đọc một số báo về vấn đề bỏ điểm cộng đối với học sinh dân tộc. Nhưng thay vào đó là việc học sinh dân tộc được hiệu trưởng các trường xét tuyển thẳng vào trường. Khi em xem cuốn Quy chế tuyển sinh đại học thì em không thấy nhắcđến việc này? Vậy em muốn hỏi cụ thể là có việc này không? Nếu học sinh dân tộc năm nay thi đại học có được cộng điểm như mấy năm trước không?" - thí sinh ở địa chỉ email Laohac...@zing.vn.

Ban Tư vấn Tuyển sinh ĐHQG TP.HCM: Thay đổi về đối tượng ưu tiên trong thi ĐH, CĐ 2012 nhằm tạo điều kiện để các thí sinh vùng dân tộc thiểu số có cơ hội học tập lớn hơn. Các thí sinh dân tộc thiểu số, thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên tại 62 huyện nghèo của cả nước vẫn có thể nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường ĐH. Trường hợp các thí sinh nếu tham gia dự thi thì vẫn được cộng điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng theo quy định tại điều 7, 8 quy chế tuyển sinh như các năm trước.

Mức chênh lệch điểm ưu tiên theo đối tượng là 1 điểm. Hiện nay, nhóm ưu tiên cao nhất được 2 điểm (điểm trúng tuyển thấp hơn so với học sinh KV3 là 2 điểm), đó là nhóm ưu tiên 1 (UT1), gồm các đối tượng trong đó có đối tượng 1: Công dân Việt Nam có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số.

Thí sinh dân tộc thuộc một trong 62 huyện nghèo nhất nước sẽ được ưu tiên xét tuyển.

Lưu ý điều chỉnh quy định tại Điều 33 của Quy chế tuyển sinh:

7.1. Không tiếp tục áp dụng quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 33 của Quy chế tuyển sinh hiện hành:

"b) Đối với các trường đóng tại vùng dân tộc thiểu số, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng được phép lớn hơn 1,0 điểm nhưng không quá 1,5 điểm để số thí sinh trúng tuyển là người dân tộc thiểu số đạt tỷ lệ cần thiết;

c) Các trường dành chỉ tiêu tuyển sinh để đào tạo theo địa chỉ sử dụng và các trường có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho địa phương, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các khu vực được phép lớn hơn 0,5 nhưng không quá 1,0 điểm để tuyển đủ chỉ tiêu đã được giao“.

7.2. Bổ sung quy định về chính sách ưu tiên đối với thí sinh là người dân tộc thiểu số, thí sinh có hộ khẩu thường trú tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo như sau:

Thí sinh là người dân tộc thiểu số, thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển tại các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ, nếu học 3 năm cuối cấp và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các huyện này, thì Hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định xét tuyển cho vào học.

Những thí sinh này, sau khi nhập học, được học bổ sung kiến thức 1 năm học, trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng các trường qui định.

Ban Tư vấn Tuyển sinh

Theo Infonet.vn

Ban Tư vấn Tuyển sinh

Theo Infonet.vn

Bạn có thể quan tâm