Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thị trấn cấm cư dân chết vì một lý do đáng sợ

Longyearbyen, thị trấn cực bắc của thế giới nằm trên quần đảo Svalbard, Na Uy, đã cấm cư dân chết ở đây từ những năm 1950.

Thi tran cam cu dan… chet anh 1
Nếu ai đó sắp chết, họ sẽ được chở bằng máy bay vào đất liền. Đằng sau điều luật tưởng chừng lạ lùng này là một nguyên nhân thực tế: khí hậu. Ảnh: Culture Map.
Thi tran cam cu dan… chet anh 2
Nằm trên vòng Bắc Cực, Svalbard có nhiệt độ thường xuyên xuống dưới -15 độ C, đôi khi xuống tới -25,6 độ C. Điều đó đồng nghĩa với mặt đất và những thứ được chôn vùi dưới lòng đất sẽ ở trạng thái đóng băng gần như vĩnh viên, dù nhiệt độ bề mặt tăng lên trong mùa hè. Ảnh: Nordicvisitor.
Thi tran cam cu dan… chet anh 3
Nếu thi thể người chết được bảo quản hoàn hảo như vậy, bất cứ virus hay bệnh trong thi thể cũng sẽ được lưu trữ. Điều này có thể khiến dịch bệnh có nguy cơ phát tán trong cộng đồng. Năm 1950, khi người địa phương nhận ra thi thể không thể phân hủy như bình thường và lo ngại dịch bệnh lây lan, họ đóng cửa nghĩa trang và cấm người chết ở Longyearbyen. Ảnh: Culture Trip.
Thi tran cam cu dan… chet anh 4
Năm 1990, khi các nhà khoa học khai quật một số xác chết để tìm hiểu hiệu ứng đóng băng vĩnh viễn, họ phát hiện ra trong thi thể một người chết vì bệnh cúm vào năm 1918, virus chết người này vẫn còn sống và hoạt động tốt, được bảo quản một cách hoàn hảo. Ảnh: NWS.
Thi tran cam cu dan… chet anh 5
Nếu lớp băng vĩnh cửu tan ra (do hiệu ứng nóng lên toàn cầu chẳng hạn), những virus nằm trong các xác chết có thể lây ra cả thị trấn. Việc cấm người chết ở đây có vẻ là phương pháp hợp lý nhất. Ảnh: Culture Trip.
Thi tran cam cu dan… chet anh 6
Nếu chẳng may chết trước khi kịp rời khỏi thị trấn, thi thể sẽ được hỏa táng và cho vào lọ kín trước khi chôn. Nhưng điều này rất khó khăn, vì bạn cần xin giấy phép của nhà nước. Ảnh: Dreamtimes.
Thi tran cam cu dan… chet anh 7
Việc cấm người chết không phải chuyện mới. Vào thế kỷ 5 trước Công nguyên, đảo Delos ở Hy Lạp cổ cũng cấm người qua đời vì đây là nơi linh thiêng. Ngày nay, đảo Itsukushima (Nhật Bản) cũng vậy. Ảnh: Fast Japan.

Hòn đảo 6 tháng của nước này, 6 tháng của nước khác

Việc một hòn đảo được nhiều quốc gia chia quyền lãnh thổ không phải hiếm. Tuy nhiên, ở đảo Pheasant, chủ quyền nơi đây cứ 6 tháng lại thay đổi một lần.



Hải Đăng

Theo Culture Trip

Bạn có thể quan tâm