Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Thị trường lao động 2023 giúp học sinh hiểu rõ về ngành học tương lai

Bên cạnh đam mê hay thế mạnh cá nhân, việc chọn ngành theo dự báo thị trường lao động cũng là tiêu chí mà các thí sinh cần chú ý trước khi đăng ký xét tuyển đại học.

UEF anh 1

Thị trường lao động thời gian qua gặp nhiều biến động sau ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu và vấn đề xã hội. Đơn cử, không ít nhóm ngành xu hướng chấp nhận dậm chân tại chỗ, cắt giảm lao động như tài chính, bảo hiểm, bất động sản...

Song song, lao động trong lĩnh vực giải trí, nghệ thuật và sức khỏe tăng nhanh bởi tác động của dịch bệnh Covid-19 thay đổi tâm lý cảm xúc con người. Chính xu hướng này đã tạo động lực để nhiều sĩ tử theo đuổi các ngành học liên quan đến nhóm lĩnh vực này.

Sự biến động của thị trường lao động

Trao đổi với Tri thức trực tuyến về thị trường lao động hiện tại và tương lai, ông Nguyễn Công Thủy - Tổng giám đốc Công ty TNHH Jobtest - cho biết hiện nay thị trường lao động đang biến động rất nhanh bởi sự thay đổi từng ngày, từng giờ của công nghệ.

Điều này khiến nhiều sinh viên mất định hướng sau khi ra trường vì có thể chỉ sau 3-4 năm đào tạo, thị trường đã thay đổi chóng mặt. Ông Nguyễn Công Thủy cũng chỉ ra một hiện trạng của thị trường hiện tại là việc thiếu trầm trọng nhân sự chất lượng cao, vị trí quản lý lãnh đạo giỏi.

UEF anh 2

Việc tìm hiểu thị trường lao động là cần thiết để thí sinh đưa ra lựa chọn phù hợp.

“Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này xuất phát từ 2 yếu tố. Thứ nhất, khách quan là sinh viên ra trường hiện nay chưa xác định rõ nghề nghiệp, định vị bản thân, còn dựa nhiều vào gia đình, khả năng gắn bó và chịu được áp lực công việc kém. Lý do chủ quan là các doanh nghiệp ít đầu tư vào phát triển các chương trình lãnh đạo bài bản, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước”, ông Nguyễn Công Thủy nhấn mạnh.

Trên thực tế, bức tranh tuyển sinh đại học những năm gần đây cũng chỉ ra nhiều ngành có cơ hội việc làm tốt nhưng lại khó tuyển xuất phát từ nguyên nhân như quan niệm của người học và xã hội không ưa chuộng, mức thu nhập, quá trình thăng tiến…

Chưa kể, số liệu thống kê cử nhân đại học thất nghiệp mỗi năm cũng chỉ ra rằng không phải tất cả cử nhân tốt nghiệp đều có được việc làm như ý muốn. Đó là chưa kể nhiều sinh viên sau khi ra trường làm công việc trái với chuyên ngành đào tạo, thậm chí nhiều trường hợp phải “cất gọn” tấm bằng đại học để mưu sinh hoặc theo đuổi ngành khác sau khi tìm thấy đam mê thật sự.

UEF anh 3

Sự đột biến của thị trường sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên.

Các chuyên gia nhân sự cũng nhận định sự giảm nhanh hay đột biến của thị trường bất động sản, tài chính, fintech cũng sẽ tạo nên làn sóng tác động mạnh đến tình hình lao động và chất lượng nhân sự.

Mặt khác, với sự phát triển nhanh chóng theo cấp số nhân của công nghệ, cơ hội tương lai vẫn ưu tiên các lao động trẻ từ những ngành có thế mạnh về công nghệ thông tin.

Song song, với xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, những ngành nghề về giải trí, nghệ thuật, tâm lý... sẽ trở nên thu hút hơn và tạo sự cạnh tranh trên thị trường lao động.

Người trẻ và thử thách định hướng

Sinh viên năm 3 chuyên ngành Tâm lý học, Lê Vũ Khánh An (20 tuổi, TP Thủ Đức) chia sẻ bản thân lựa chọn ngành này đầu tiên là muốn tìm hiểu rõ hơn về bản thân, sau đó hỗ trợ những người xung quanh mình.

“Tôi hứng thú với tâm lý từ những năm học cấp 3. Tuy nhiên, việc chọn ngành vẫn còn nhiều rào cản vì Tâm lý học không quá phát triển tại Việt Nam. Cuối cùng, tôi vẫn quyết định theo đuổi ngành này. Với xã hội hiện đại, ngành học của tôi đã dần tạo được sức hút nhất định”, Khánh An nói.

Theo nữ sinh, sau khi trải qua đại dịch cũng như những thay đổi chóng mặt của xã hội hiện đại, con người ngày càng quan tâm mạnh mẽ đến sức khỏe tâm thần, vì thế ngành học của Khánh An cũng trở thành xu hướng.

Trong khi đó, lựa chọn theo đuổi công nghệ thông tin cách đây 2 năm, Trần Anh Khoa (19 tuổi, quận Bình Thạnh) nhận về nhiều lời ngăn cản.

“Ai cũng nói công nghệ thông tin bây giờ bão hòa rồi vì người ta học nhiều quá, nhưng tôi nghĩ nếu mình có quyết tâm theo đuổi, cải thiện không chỉ kỹ năng nghề nghiệp mà các kỹ năng mềm thì kiếm được việc hoặc tìm cơ hội phát triển là hoàn toàn có khả năng”, Anh Khoa nhấn mạnh.

Nhiều chuyên gia giáo dục nhận định dù lựa chọn ngành học theo sức hút hay nhu cầu của thị trường, thì ở bất kỳ ngành nghề nào, thí sinh cũng phải cân nhắc về năng lực cũng như đam mê bản thân để tìm được “chân ái”.

Mặt khác, đặc trưng của thị trường lao động ngày nay hội nhập và công nghệ đã gắn kết, đan xen vào nhiều ngành nghề. Chính vì thế, việc cạnh tranh nghề nghiệp hiện nay không phải chỉ đơn thuần về bằng cấp, năng lực mà còn ở chất lượng nghề nghiệp, sự đam mê và trách nhiệm.

UEF anh 4

Xác định được đam mê và năng lực của bản thân giúp các thí sinh dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm ngành học.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank) khảo sát trong chương Skill-up Vietnam, người sử dụng lao động tại Việt Nam yêu cầu nhân sự bộ kỹ năng khá đa dạng. Nổi bật trong đó là nhóm kỹ năng phân tích, xử lý vấn đề, đây được xem là một trong những yêu cầu cơ bản của người lao động để có thể tìm ra giải pháp, hướng xử lý mang đến kết quả tốt nhất.

Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, sáng tạo, phối hợp trong công việc cũng là những yếu tố mà một nhân sự toàn cầu cần có. Những kỹ năng này không chỉ giúp lao động đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng, mà có thể được đưa vào mọi hoạt động thường nhật.

Khi bước chân vào thị trường lao động, nhân lực trẻ, giàu khao khát luôn được các đơn vị tuyển dụng chú ý. Song, chỉ trẻ là chưa đủ, kinh nghiệm cũng là yếu tố cần thiết để người lao động có thể cạnh tranh trong thị trường khốc liệt.

Điều mà nhiều thí sinh băn khoăn là nếu chỉ ngồi trên giảng đường suốt 3-4 năm, kinh nghiệm không thể được trau dồi. Đây là lý do nhiều trường đại học hiện tại bắt nhịp xu hướng, mở ra các học kỳ ở doanh nghiệp, thời gian thực tập, gắn lý thuyết với thực tiễn trong quá trình dạy học để sinh viên có cơ hội tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.

ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) là một trong những ngôi trường nổi bật với các chương trình đào tạo và giúp sinh viên phát triển đa kỹ năng. Đồng thời, nhà trường cũng thiết kế nhiều chương trình học tập song ngữ cho sinh viên có thể trau dồi ngoại ngữ lẫn tìm kiếm cơ hội du học, làm việc nước ngoài.

Các kỳ thực tập, hoạt động hay chương trình gắn kết doanh nghiệp của UEF cũng mang đến cho sinh viên cơ hội vận dụng, củng cố và bổ sung những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn thuộc lĩnh vực chuyên môn theo ngành học.

Đồng thời, đây cũng là khoảng thời gian giúp sinh viên rèn luyện phương pháp, kỹ năng làm việc, kỹ năng tổ chức tại doanh nghiệp, trau dồi kinh nghiệm thực chiến thông qua trải nghiệm thị trường lao động ngay sau khi kết thúc quá trình đào tạo.

Các ngành học tại ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM cũng dẫn đầu xu hướng thị trường lao động như khoa học dữ liệu, tâm lý học, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, công nghệ thông tin... Với định hướng đào tạo nhân lực chất lượng cao, chuẩn quốc tế, UEF cũng tiên phong đầu tư mạnh mẽ vào chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất giúp sinh viên trang bị tất cả kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để trở thành nhân sự có chuyên môn vượt trội, năng lực ngoại ngữ và kỹ năng nghề nghiệp vững vàng.

Zing News phối hợp trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) thực hiện tuyến nội dung “Tiến bước đại học 2023”, nhằm cung cấp cho các sĩ tử hành trang thi cử, tuyển sinh trước thềm xét tuyển đại học.

Năm 2023, UEF tiếp tục thu hút thí sinh bằng phương thức xét tuyển học bạ THPT và trao nhiều suất học bổng tuyển sinh, tài năng cho tân sinh viên từ 25%, 50% đến 100% học phí. Bên cạnh đó, nhiều ngành học xu hướng được doanh nghiệp tài trợ học bổng 30-40% toàn khóa học.

Trường nổi bật với chương trình đào tạo song ngữ, học thực tế tại doanh nghiệp, trải nghiệm môi trường quốc tế dành cho sinh viên trúng tuyển qua mọi phương thức. Thí sinh đăng ký tìm hiểu thông tin về trường tại đây.

Phượng Tú - Tú Vi

Bạn có thể quan tâm