Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thiên tài có phát minh ác độc nhất hành tinh

Tình cờ phát minh ra LSD - một loại ma túy khiến con người chìm trong ảo giác nên ngoài là thiên tài bậc nhất thế giới, Albert Hofmann cũng từng phải chịu không ít điều tiếng.

Albert Hofmann (11/1/1906-29/4/2008) được biết đến như một nhà khoa học người Thụy Sĩ nổi tiếng nhất thế giới. Albert là người đầu tiên nghiên cứu và tìm hiểu về tác động ảo giác của lysergic axit diethylamide (LSD). Ông cũng là người tiên phong trong việc tổng hợp, đặt tên hiện tượng ảo giác hợp chất nấm psilocybin và psilocin.

Albert Hofmann - nhà hóa học đứng đầu danh sách 100 thiên tài vĩ đại nhất thế giới.

Từ cậu bé 13 tuổi bỏ học trở thành giám đốc điều hành

Harris Aslam khiến nhiều người ngưỡng mộ khi 18 tuổi đã có thể làm giám đốc điều hành của công ty hàng đầu nước Anh. Tuy nhiên ít ai biết rằng, cậu đã từng bỏ học vào năm 13 tuổi.

Không chỉ thế, Albert Hofmann còn là tác giả của hơn 100 bài báo khoa học và nhiều cuốn sách, trong đó nổi bật nhất phải kể đến LSD: My Problem Child. Năm 2007, cùng với Tim Berners-Lee, ông đứng đầu danh sách 100 thiên tài vĩ đại nhất được công bố bởi tờ báo danh tiếng nước Anh - Telegraph. Bên cạnh đó, với quãng đời hơn 102 năm, ngoài là người tài giỏi, thông minh bậc nhất, Albert còn là thiên tài sống lâu nhất thế giới (tính đến thời điểm này).

Bên cạnh đó, Viện Công nghệ Liên bang (ETH Zurich) Thụy Sĩ cũng từng tôn vinh Albert Hofmann vào năm 1969 cùng với Gustav Guanella - anh rể của ông. Năm 1971, Hiệp hội dược phẩm của Thụy Điển (Sveriges Farmacevtförbund) trao cho Albert giải thưởng Scheele nhằm ca ngợi các thành tựu, nghiên cứu mà ông thực hiện được.

Không gì thú vị hơn một nhà hóa học

Albert Hofmann sinh ra và lớn lên tại Baden, Thụy Sĩ. Albert là anh cả trong một gia đình gồm 4 người con, với bố làm công nhân nhà máy - Adolf Hofmann và mẹ là Elisabeth Schenk. Do hoàn cảnh gia đình khá khó khăn nên cha đỡ đầu phải nhận trả toàn bộ chi phí cho việc học hành của Albert. Khi cha bị bệnh, ông đã làm thêm không ít công việc, bên cạnh niềm đam mê nghiên cứu khoa học của mình.

20 tuổi, thiên tài người Thụy Sĩ mới bắt đầu học chuyên ngành hóa học tại đại học Zurich và nhanh chóng hoàn thành vào năm 1929, sau ba năm. Thời điểm đó, mối quan tâm chính của ông là các thành phần hóa học có trong động vật và thực vật. Vì vậy, ông đã tiến hành nhiều nghiên cứu quan trọng về cấu trúc hóa học trong động vật có chứa chất chitin - nhờ đó, ông xuất sắc được đặc cách nhận bằng tiến sĩ vào mùa xuân năm 1929.

Đam mê nghiên cứu tự nhiên từ nhỏ, do đó Albert luôn quyết tâm trở thành một nhà hóa học xuất sắc.

Trong hội nghị nhận thức thế giới diễn ra ở Heidelberg (Đức) năm 1996, Albert Hofmann đã có bài phát biểu hết sức sâu sắc và thể hiện rõ quyết tâm muốn theo đuổi sự nghiệp của một nhà hóa học.

"Người ta thường hỏi chính mình cái gì là quan trọng nhất trong cuộc đời và lên kế hoạch cho nó. Quả thực, mọi quyết định đều không dễ dàng đối với tôi. Nghệ thuật cũng là thứ gì đó rất hấp dẫn. Song tôi lại đặc biệt thấy thiên nhiên kỳ diệu và cần được khám phá. Các câu hỏi có liên quan đến bản chất của bên ngoài, thế giới vật chất... đòi hỏi nhiều kiến thức, hiểu biết sâu sắc cũng như kinh nghiệm nghiên cứu... đã thôi thúc tôi. Tôi yêu khoa học và không thể không trở thành người đi khai phá thế giới ấy" - ông nói.

Vô tình phát minh ra ma túy

Sau khi học xong, Albert Hofmann trở thành nhân viên bộ phận dược phẩm hóa học của hãng dược Sandoz (hiện là một công ty con của Novartis) ở Basel (Thụy Sĩ) nhằm thỏa mãn sở thích khám phá những bí ẩn trong tự nhiên. Tại đây, Albert tiến hành nghiên cứu thuốc làm từ thực vật  và nấm.

Ngày 16/4/1943, khi quyết định xem xét lại một vài thí nghiệm từng làm trước đó 5 năm và thực hiện bóc tách một loại nấm trên cây lúa mì, đột nhiên thiên tài hóa học cảm thấy đầu óc chao đảo và tinh thần rơi vào trạng thái mơ màng. Tâm trí ông ngay lập tức xuất hiện những hình ảnh kỳ diệu, nhiều hình dạng màu sắc rực rỡ.

Albert cho biết, ông nghi ngờ rằng mình đã hít phải hoặc tiếp xúc qua đầu ngón tay chất liên quan đến LSD-25. Nhờ đó, ông tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời một chất mới mang tên LSD. Không những thế, ông đã thử nghiệm LSD trên chính mình (cố ý ăn 250 microgram) và nhanh chóng rơi vào trạng thái điên rồ, mất kiểm soát và không biết mình đang làm gì.

Thiên tài sinh năm 1906 nhận ra LSD chính là một chất có tác dụng hủy hoại thần kinh. Tuy nhiên, ông vẫn phát triển nó với hy vọng loại chất này sẽ có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực y học, đặc biệt là lĩnh vực tâm thần học.

Ngày nay, LSD được biết đến như một loại thuốc có tác dụng cực mạnh, gây ảo giác và làm thay đổi tâm trạng của con người. LSD không mùi, không vị và không màu. Trái với niềm mong mỏi của Albert Hofmann, LSD chủ yếu bị lạm dụng như ma túy, gây ảnh hướng xấu đến toàn xã hội và bị cấm sử dụng tại nhiều quốc gia. Cũng chính vì vậy, ngoài việc được ca ngợi như một thiên tài, Albert còn được gọi là tác giả của phát minh ác độc nhất thế giới.

Chuyên nghiên cứu các loại thuốc gây ảo giác

Sau LSD, Albert Hofmann phát hiện ra 4-axetoxy-DET - cũng là một loại thuốc gây ảo giác. Ông lần đầu tiên tổng hợp 4-axetoxy-DET vào năm 1958 tại phòng thí nghiệm Sandoz. Nhờ đó, thiên tài hóa học trở thành giám đốc bộ phận dược phẩm tại đây và tiếp tục nghiên cứu các chất gây ảo giác từ nấm Mexico. Ngay sau đó, psilocybin được biết đến như một loại "nấm ma thuật" ra đời.

Ngoài ra, Albert cũng bắt đầu quan tâm đến hạt giống của các loài rau muống Mexico (hay người bản xứ vẫn thường gọi là ololiuhqui). Ông đã từng rất ngạc nhiên khi tìm thấy những hợp chất lysergic axit amide (LSA) hoạt động trong ololiuhqui có liên quan chặt chẽ đến LSD.

Phát minh vĩ đại nhất của Albert Hofmann là LSD, tuy nhiên cũng vì nó mà ông bị gọi là thiên tài ác độc.
Phát minh vĩ đại nhất của Albert Hofmann là LSD, tuy nhiên cũng vì nó mà ông bị không ít điều tiếng.

Năm 1962, ông và vợ Anita Hofmann née Guanella đi du lịch đến miền nam Mexico để tìm kiếm cây Ska Maria Pastora. Mặc dù đã lấy mẫu song ông vẫn chưa bao giờ thành công trong việc xác định các hợp chất hoạt động của nó. Năm 1963, Albert Hofmann tham dự hội nghị hàng năm Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học (WAAS) tại Stockholm (Thụy Điển).

Người được mệnh danh thông minh nhất hành tinh

Grigori Perelman - "kẻ lập dị" được mệnh danh là thiên tài toán học với công lao giải được bài toán thiên niên kỷ đã khước từ hàng loạt những giải thưởng triệu đô, quay về ở ẩn.

Thất vọng vì LSD bị cấm trên toàn thế giới

Những năm cuối đời, trong bài phỏng vấn báo chí, Albert Hofmann từng tỏ ra rất thất vọng khi LSD - loại thuốc được ông gọi là "thuốc dành cho tâm hồn" bị cấm sử dụng trên toàn thế giới. Thiên tài thông minh bậc nhất thế giới cho biết, nếu ai đó dùng LSD với liều lượng quá cao (trên 500 microgram) mà không có sự giám sát của bác sĩ, đương nhiên sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thần kinh, gây nguy hiểm. Mặc dù vậy, "LSD đã có thể thành công trong lĩnh vực tâm thần học nhưng tiếc rằng mọi người lại lạm dụng nó" - ông nói.

Năm 2007, các cơ quan y tế tại Thụy Sĩ đã cho phép bác sĩ tâm lý Peter Gasser thực hiện các thí nghiệm với những bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối và các bệnh nguy hiểm khác sử dụng LSD. Qua nhiều nghiên cứu, đến năm 2011, các nhà khoa học đều thấy rằng LSD đặc biệt có hiệu quả đối với ý thức và cơ thể của bệnh nhân.

Đầu năm 2008, Albert đã viết thư cho Steve Jobs, yêu cầu ông hỗ trợ nghiên cứu này. Từ đó, Hiệp hội Nghiên cứu Psychedelic (MAPS) bắt đầu sử dụng LSD trong điều trị tâm lý cũng như thiết lập nền tảng tiến hành các nghiên cứu khác trong tương lai.

Thiên tài ngày ấy - kẻ tự vẫn, người đi bán gà rán

Đều tài năng khi còn nhỏ, tuy nhiên không phải thiên tài nhí nào cũng thành công và phát triển sự nghiệp như mong muốn. Đã có người tự tử hay đi làm thuê vì không chịu nổi áp lực.

Trần Linh (tổng hợp)

Bạn có thể quan tâm