Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Thiết kế ưa sinh học trong nhà ở

Ngoài cây xanh, thiết kế ưa sinh học (Biophilic Design) còn sử dụng nhiều chất liệu tự nhiên như gỗ, đá và các tông màu xanh, nâu đất.

Thiết kế ưa sinh học là phong cách khiến nhà ở gần gũi với tự nhiên. Ảnh minh họa: deVOL.

Thiên nhiên là một trong những nguồn cảm hứng lớn cho nhà ở. Đó có thể là những loại cây trồng trong nhà, vật liệu gỗ, đá tạo cảm giác thô mộc hoặc bể kính mô phỏng hệ sinh thái. Những ý tưởng này đều là đặc điểm của thiết kế nội thất ưa sinh học (Biophilic Design).

Dưới đây, The Spruce trò chuyện với các nhà thiết kế để tìm hiểu về những đặc điểm nổi bật của phong cách này và cách ứng dụng vào trong nhà ở.

Nguồn gốc

Biophilic Design có lịch sử lâu đời, nhưng mới trở nên phổ biến trong hơn 50 năm qua. Phong cách này nở rộ nhờ mọi người có nhận thức ngày càng tăng về vấn đề bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, đối với nhiều người, thiên nhiên mang lại sự thoải mái và cảm giác được kết nối với thế giới bên ngoài. Hướng về tự nhiên cũng là một giải pháp giúp con người tạm rời xa các thiết bị thông minh và tìm lại sự cân bằng.

thiet ke ua sinh hoc anh 1

Mang thiên nhiên vào không gian sống giúp người ở cảm thấy thư giãn, yên bình. Ảnh minh họa: Future.

Đặc điểm

Theo kiến trúc sư Swati Goorha (New Jersey, Mỹ), người sáng lập của Công ty thiết kế cùng tên, mục đích của Biophilic Design là mang không gian ngoài trời vào trong nhà ở và kết nối thiên nhiên với các công trình xây dựng. Từ đó, nó có thể cải thiện sức khỏe của con người và tăng cường khả năng sáng tạo.

Còn theo nhà thiết kế Sarah Barnard (California, Mỹ), một vài đặc điểm chính của phong cách này là sử dụng các vật liệu tự nhiên (đá, gỗ), trồng cây xanh và bổ sung các họa tiết theo mùa.

thiet ke ua sinh hoc anh 2

Thiết kế ưa sinh học không thể thiếu những loại cây với nhiều sắc xanh khác nhau. Ảnh minh họa: The joy of plants.

Ứng dụng

Để có một ngôi nhà mang cảm hứng thiên nhiên, Amber Dunford, Giám đốc hãng bán lẻ đồ nội thất Overstock (Mỹ) khuyên bạn nên quan sát những loại cây và chất liệu tự nhiên ngay bên ngoài ngôi nhà. Ngoài ra, việc sử dụng bảng màu gồm các tông xanh, nâu đất... cũng giúp tạo sự kết nối với thiên nhiên.

Anh cũng khuyến khích người dùng sử dụng các vật liệu như tre, mây, gỗ, đá. Còn nhà thiết kế Goorha gợi ý bạn hãy trang trí với hoa tươi và cành cây. Màu sắc, hương thơm của hoa và thảo mộc sẽ giúp cải thiện không gian rõ rệt.

Thêm vào đó, sử dụng cây nội thất là một trong những cách đơn giản và dễ dàng nhất để khiến không gian tràn ngập sắc xanh và có thêm chiều sâu. Ngoài những loại cây phổ biến như lưỡi hổ, kim tiền, bạn có thể trang trí thêm những bồn cảnh thủy tinh (terrarium) và các loại tiểu cảnh sinh động.

Với những người không có khiếu làm vườn, những bức tường rêu xanh sẽ là lựa chọn hấp dẫn vì chúng không cần bảo dưỡng, chăm sóc nhiều.

Còn ở những không gian sinh hoạt chung (phòng khách, bếp...), nhà thiết kế Bernard cho biết cô thích sử dụng các loại hàng dệt may hoặc giấy dán tường có họa tiết hoa lá.

thiet ke ua sinh hoc anh 3

Ngoài cắm hoa trong bình, đặt cây trên bàn, bạn còn có thể tạo những mảng tường bằng cây xanh. Ảnh minh họa: Dobbies.

Ánh sáng cũng là một yếu tố quan trọng. Nhà thiết kế Dunford chia sẻ rằng mọi người thích ánh sáng trong nhà bắt chước ánh sáng mặt trời xuyên qua tán cây bằng cách lắp đặt các bóng đèn khuếch tán hoặc một bộ đèn treo tường.

Bên cạnh đó, để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, bạn có thể đặt gương đối diện với cửa sổ, cửa kính, hoặc đặt đồ nội thất có chất liệu phản chiếu ở các góc tối. Trang trí cửa sổ với rèm có màu sắc tự nhiên cũng sẽ làm bừng sáng một căn phòng tối.

6 thiết bị thông minh trong nhà nên thử

Những thiết bị thông minh như rèm cửa, bóng đèn giúp người dùng tiết kiệm chi phí, đồng thời đơn giản hóa cuộc sống.

Helly Tống: Tôi đọc sách để tưởng tượng và lắng nghe chính mình'

Chia sẻ với Zing Lifestyle, Helly Tống nói điều làm cô thích nhất ở một cuốn sách là ngôn ngữ, cảm xúc và mạch truyện. 9X cho biết khi tò mò về một nhân vật nào đó, cô sẽ dành nhiều thời gian xem tài liệu về họ.

Bích Ngọc

Bạn có thể quan tâm