Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thiếu nữ xinh đẹp bỏng nặng vì thuốc động kinh

Sau khi sử dụng hai loại thuốc kiểm soát co giật, cô gái này đã phải nhập viên trong tình trạng bỏng từ trong ra ngoài khiến toàn bộ cơ thể phồng rộp.

Theo Daily Mail, Danika Heron (New South Wales, Úc) chẩn đoán bị động kinh khi 18 tuổi. Chỉ trước sinh nhật 19 tuổi ít ngày, cô được kê cho thuốc Lamictal và Keppra, 2 loại thuốc động kinh khác nhau giúp kiểm soát co giật.

Sau vài ngày sử dụng thuốc, cơ mắt và môi của Heron bắt đầu sưng, ngực phát ban và lan nhanh ra khắp cơ thể. Cô được gia đình đưa tới bệnh viện ở Sydney khám. Tại đây các bác sĩ ban đầu chẩn đoán nhầm tình trạng của cô là do bệnh herpes và cho về.

Danika Heron 19 tuổi, bị phản ứng phụ kinh khủng với thuốc động kinh của mình vào đúng ngày sinh nhật, khiến cô phải nằm viện 3 tuần chiến đấu giành giật sự sống. Ảnh chụp Heron trước tai nạn kinh khủng này. Ảnh: Daily Mail.

 

Sau 4 ngày, các triệu chứng của Heron càng trở nên tồi tệ hơn và mẹ cô, bà Carmen Heron, đã phải đưa con tới bệnh viện khác ở New South Wales. Kết quả xét nghiệm cho thấy cô đã mắc SJS và TENS, phải đưa ngay tới bệnh viện ở Sydney để điều trị.
Tình trạng bệnh của Heron gây ra một khu vực da lớn bị bong tróc, và các màng nhầy trong miệng, mắt và âm đạo bị phồng rộp. Nếu không được chữa trị chúng có thể gây mù vĩnh viễn, tổn thương phổi và thậm chí tử vong.

SJS và TENS được báo cáo là tác dụng phụ của Lamictal và Keppra, 2 loại thuốc động kinh mà Heron sử dụng. Trường hợp phản ứng phụ này cực kỳ hiếm gặp, tỉ lệ 1/1.000.000.

 

Nửa phần da trên cơ thể cô bị cháy, nấm vảy và bong ra (trái). Mắt và môi bị sưng và đau (phải). Heron không thể thở và cổ cô bị sưng đến nỗi cô thậm chí không thể uống nước. Ảnh: Daily mail.

Nửa phần da trên cơ thể cô bị cháy, nấm vảy và bong ra (trái). Mắt và môi bị sưng và đau (phải). Heron không thể thở và cổ cô bị sưng đến nỗi cô thậm chí không thể uống nước. Ảnh: Daily mail.

 

Trong gần một tháng điều trị, cô bị khó thở và phải ăn bằng ống do cơ thể bị đốt cháy từ trong ra ngoài, khiến Heron nôn mửa ra cả da và máu. 

Sau khi được tháo ống thở oxy và ống dẫn ăn do đã thở khá hơn, Heron được đưa tới một đơn vị chữa bỏng. Kết quả sinh thiết ở đây lại chẩn đoán cô bị TENS. “Họ nói 1/1.000.000 người bị SJS và TENS thì càng hiếm gặp hơn, 1 trong 3 người bị bệnh này có thể chết và tỷ lệ tái phát là khoảng 40%”, mẹ của Heron nói.

Không có thuốc chữa SJS và TENS, các bệnh nhân được điều trị bằng chất lỏng và thuốc giảm đau như các nạn nhân bị bỏng. 

 

Toàn bộ cơ thể của Heron được quấn băng do miệng cô bị dính chặt và cô bị mất lớp da trên cùng trên mặt, ngực, lưng và cánh tay (ảnh trái). Cô đã sống sót kỳ diệu và giờ đang ở nhà phục hồi (phải). Ảnh: Daily mail.

Toàn bộ cơ thể của Heron được quấn băng do miệng cô bị dính chặt và cô bị mất lớp da trên cùng trên mặt, ngực, lưng và cánh tay (ảnh trái). Cô đã sống sót kỳ diệu và giờ đang ở nhà phục hồi (phải). Ảnh: Daily mail.

Heron đã nằm viện hơn 3 tuần chiến đấu giành giật sự sống. Sau khi được về nhà, Heron vẫn bị rụng tóc, long móng, mắt khô, đôi khi phải cố gắng để nuốt thức ăn, nhưng cô hi vọng sẽ sớm trở lại bình thường.

“Tôi nghĩ cần phải làm nhiều hơn để nâng cao nhận thức của mọi người về SJS và TENS, cần nhiều nghiên cứu và đào tạo trong bệnh viên hơn vì bệnh này quá hiếm nên không dễ chẩn đoán... Nên có cảnh báo về thuốc, dán nhãn nêu rõ các triệu chứng để mọi người biết phải làm gì nếu họ bị một trong các triệu chứng đó”, cô gái 19 tuổi chia sẻ.

Hiểu Thư

Bạn có thể quan tâm