Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thiếu trung thực tài chính làm vỡ nát tình yêu

Sự không minh bạch về tiền bạc có thể gây thất vọng và mất niềm tin trong tình yêu.

Khi khoảng 20 tuổi, Kirsten và bạn trai có đủ tiền tiết kiệm để mua nhà trả góp. Họ yêu nhau 4 năm, cảm thấy sẵn sàng cho khoản nợ chung để cùng sở hữu một căn hộ ở Mỹ.

Trong mắt Kirsten, bạn trai cô là người có công việc tốt, lương khá, đã mua xe hơi và thoải mái chi trả cho các chuyến du lịch. Thế nhưng đến ngày gặp mặt chuyên viên cho vay thế chấp, anh lại tìm cách tránh mặt.

"Anh ấy nói việc vay nợ chỉ cần tôi đi thay mặt, không cần cả 2. Gặp chuyên viên tài chính, thông qua tra soát, tôi mới biết anh nợ ngân hàng đến 20.000 bảng Anh. Tất nhiên sau đó, đơn thế chấp của chúng tôi bị từ chối", Kirsten nói trên The Guardian.

Thieu trung thuc tai chinh anh 1

Việc trung thực tài chính có ý nghĩa lớn trong tình yêu.

Tháng 1 vừa qua, US News & Report thông báo kết quả cuộc khảo sát về sự trung thực tài chính của mỗi cá nhân trong các mối quan hệ.

Theo đó, khoảng 30% cặp vợ chồng được hỏi cho biết đã từng nói dối đối phương về vấn đề tiền bạc, nguyên nhân chủ yếu là mua hàng lén lút (31%), nợ (28%) và giấu giếm thu nhập (23%).

Đây không phải vấn đề chỉ xảy ra do tác động bởi đại dịch, cũng không là điều chỉ có riêng ở Mỹ.

Tại Anh, nghiên cứu của Money Advice Service vào năm 2015 cũng cho thấy 20% người được hỏi đã nói dối nửa kia về thu nhập của mình, trong khi 25% phải che giấu các khoản nợ.

Nhà trị liệu - phân tích tâm lý Susanna Abse cho rằng sự lừa dối về tài chính là một hình thức kiểm soát cưỡng chế giúp một người chi phối mối quan hệ bằng việc che giấu thông tin quan trọng.

Tuy nhiên, nó cũng có thể là sự thiếu giao tiếp về tiền bạc giữa cặp yêu đương. Cũng như việc nghiện cờ bạc hay tình dục, nợ nần là vấn đề khó nói, gây cho con người cảm giác xấu hổ, sợ mất niềm tin.

"Thực tế cho thấy hầu hết cặp vợ chồng ly thân đều có tranh cãi về tiền bạc bằng cách này hay cách khác", cô nói.

Nợ tiền, trả giá bằng ly hôn

Sau cuộc gặp chuyên viên cho vay thế chấp, Kirsten cảm thấy bối rối. Cô nói chuyện với người yêu, được anh giải thích rằng đó là khoản nợ ở tuổi mới lớn và anh quá xấu hổ để nói ra.

Thông cảm với lý do này, Kirsten và bạn trai vẫn ở bên nhau. Họ lập chung một tài khoản ngân hàng, cam kết luôn trung thực với nhau mọi điều.

"Nhưng sau đó, tôi trở nên nhạy cảm về chuyện tiền bạc", cô kể.

Vấn đề lại xảy ra vào nhiều năm sau đó khi cặp trẻ đã trả hết khoản nợ lớn, mua một ngôi nhà và kết hôn.

Theo đó, khi nghỉ làm để sinh con, Kirsten phát hiện chồng mình nợ ngân hàng thêm 40.000 bảng Anh chưa kể những khoản vay người quen. Cô bị một số bạn bè của chồng "khủng bố" để đòi nợ, trong khi chồng cô lại đổ lỗi chính sự nhạy cảm của vợ khiến anh phải nói dối.

"Chính em làm anh phải bịa đặt. Em là người chuyên phán xét, anh thừa biết em sẽ phản ứng ra sao nếu anh nói mình lại nợ nần", Kirsten vẫn nhớ những lời chồng nói với mình.

Kết cục, họ chấp nhận ly hôn. Tuy nhiên, kể cả đã chấm dứt tình cảm, họ vẫn chưa hết ràng buộc về tài chính. Chồng cũ của Kirsten nói thẳng anh không có khả năng trả nốt một nửa số tiền thế chấp nhà còn lại. Điều đó có nghĩa cô phải tự trả hết số tiền mua nhà còn nợ ngân hàng trả theo tháng.

"Tôi không thể gọi điện cho ngân hàng và nói 'Chồng tôi không có nửa tháng tiền nhà đâu'. Tôi nghĩ rằng mình sẽ mất nhà. Tôi vẫn còn xấu hổ đến khó tin về những lời nói dối của chồng mà tôi từng tin tưởng", Kirsten bày tỏ.

Thieu trung thuc tai chinh anh 2

Theo chuyên gia, không trung thực tài chính còn gây đau khổ hơn cả việc ngoại tình.

Daniel Coombes, giám đốc một công ty luật hôn nhân gia đình ở London, Anh, cho biết: "Khi nói đến ly hôn, tiền bạc là điều rất khó giải quyết. Tòa án chỉ có thể làm việc với những tài sản còn tồn tại. Nếu chồng đã tiêu hết tiền, pháp luật không thể đòi lại số tiền đó cho người vợ".

Tại Anh, có một ngoại lệ rằng nếu vợ hoặc chồng tiêu tiền không chính đáng, họ phải hoàn trả sau khi ly hôn. Nhưng khái niệm "không chính đáng" lại rất mông lung bởi Coombes từng chứng kiến nhiều ông chồng mang tiền của gia đình đi mua ma túy hoặc giải trí với gái mại dâm nhưng vẫn không bị tòa án phán quyết có tội.

Đánh mất niềm tin

Theo The Guardian, chỉ đến lúc ly hôn, sự thiếu minh bạch về tiền bạc giữa các cặp vợ chồng hoặc mức độ của nó mới bị phát hiện khi họ buộc phải kê khai tài chính.

Theo nhà tâm lý học Susanna Abse, nhiều cặp vợ chồng không muốn "báo cáo" chi tiết về việc mình đã tiêu gì, bao nhiêu. Thậm chí, họ chọn cách che giấu thu nhập, lập quỹ đen với ý định ly thân trong tương lai.

"Đồng tiền tượng trưng cho sự phụ thuộc. Mọi người đều gắn liền với tiền, cố gắng để kiếm được nhiều tiền hơn. Trong một mối quan hệ, người có tiền riêng sẽ cảm thấy an toàn", Abse chia sẻ.

Và đồng thời, hầu hết chúng ta đều không nhận ra mình đã chi tiêu quá tay cho đến khi các khoản nợ xuất hiện. Thu nhập không đuổi kịp mức tiêu dùng, nhiều người vướng vào nợ nần lúc nào không hay và kéo theo đó là tâm lý xấu hổ đến mức không dám thừa nhận.

Thieu trung thuc tai chinh anh 3

Đối với nhiều cặp vợ chồng, đến khi ly hôn, họ mới biết nửa kia nợ nần.

Như Alan (40 tuổi, đến từ Warwickshire, Anh) và vợ thống nhất mua một ngôi nhà nhỏ và sắm sửa một số vật dụng cơ bản nhờ thẻ tín dụng. Anh khẳng định gia đình mình không chi tiêu hoang phí, không cố mua xe sang, du lịch nước ngoài hay ăn uống liên tục tại các nhà hàng.

Ban đầu, cuộc sống bình ổn. Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi khi vợ chồng anh đón con gái đầu lòng và anh phải mở thêm một loạt thẻ tín dụng mới. Alan nhanh chóng tiêu hết tiền trong những thẻ này để phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong gia đình nhưng không dám nói với vợ. Mỗi lần nhìn vợ dùng thẻ thanh toán ở siêu thị, anh lại thót tim vì sợ không đủ tiền.

"Có ngày, tôi đi làm và quên mang theo bữa trưa. Sở hữu nhiều thẻ tín dụng trong ví, tôi vẫn không thể mua cho mình một chiếc bánh sandwich", Alan buồn rầu nhớ lại.

Đến cuối cùng, khoản nợ 14.000 bảng Anh của anh cũng bị vợ phát hiện. Đó là số tiền đủ để mua một chiếc xe hơi gia đình.

"Vợ tôi không thất vọng vì khoản nợ mà cảm thấy như bị phản bội, cạn kiệt niềm tin bởi tôi nói dối. Chúng tôi đã ly hôn sau đó, đó là kết quả của việc thiếu giao tiếp trong tiền bạc, dẫn đến sự thiếu tin tưởng", Alan cho hay.

Theo Absen, việc nói dối về tài chính mang tác hại như mọi điều dối trá khác. Kể cả khi chúng ta chỉ lỡ chi tiêu không hợp lý, những lời nói dối nửa kia cũng là có mục đích. Và điều này còn khó tha thứ hơn cả sự yếu đuối của nhu cầu tình dục.

"Thiếu trung thực trong tiền bạc có thể còn gây đau đớn cho con người hơn cả sự phản bội trong tình dục", Absen nói.

Nghề quản lý như làm bia đỡ đạn cho KOL

Kendall Nguyễn cho biết không chỉ đại diện cho KOL về mọi mặt, người quản lý còn phải giúp họ giải quyết sự cố, gánh vác các tin đồn ập đến.

Tinh yeu doc hai hinh anh

Tình yêu độc hại

0

Trong các mối quan hệ tình cảm độc hại, khi xảy ra mâu thuẫn, nhiều người sẵn sàng dùng bạo lực, cách cực đoan để trả thù đối phương dẫn đến hậu quả đau lòng.

Thục Hạnh

Ảnh: Pexels

Bạn có thể quan tâm