Thổ dân Mỹ cưỡi ngựa kỷ niệm 150 năm đình chiến với người da trắng
Thứ tư, 8/8/2018 09:56 (GMT+7)
09:56 8/8/2018
Thổ dân Sioux thực hiện chuyến hành trình dài gần 650 km trên lưng ngựa, từ Nam Dakota tới Wyoming, kỷ niệm 150 năm ký hiệp định hòa bình, chấm dứt chiến tranh với chính phủ Mỹ.
Người dân bộ tộc Sioux năm nay tổ chức hành trình cưỡi ngựa kỉ niệm 150 năm ngày ký kết hiệp định hòa bình Fort Lamine, chấm dứt chiến tranh giữa quốc gia cổ đại của thổ dân Sioux và chính quyền Mỹ của người da trắng. Trong ảnh, thành viên các bộ tộc thổ dân tập trung thành vòng tròn tại Harrison, bang Nebraska. Ảnh: Reuters.
Quốc gia cổ đại của người Sioux bao gồm các bang Bắc Dakota, Nam Dakota, Wyoming, Nebraska và Montana. Sau hàng chục năm chiến tranh giữa thổ dân da đỏ và người da trắng, hiệp định Fort Lamine được ký từ 29/4-6/11/1868, theo đó chính phủ Mỹ công nhận vùng Black Hills trong lãnh thổ Dakota trở thành khu bảo tồn dành cho người Sioux. Ảnh: Reuters.
Cuộc hành trình kỷ niệm 150 năm đình chiến năm nay kéo dài 640 km, bắt đầu từ Green Grass, Nam Dakota. Đây là quê hương và nơi sinh sống của Arvol Lookinghorse, thủ lĩnh của tất cả các bộ tộc người Sioux. Đoàn người ngựa khởi hành từ giữa tháng 4, với điểm đến là Fort Laramie, bang Wyoming, nơi hiệp định hòa bình được ký kết. Ảnh: Reuters.
Mỗi buổi sáng, người Sioux cầu nguyện, nghe một bài thuyết giảng và ca hát. Sau đó, đoàn người ngựa lên đường, trèo đèo lội suối hướng về Wyoming. "Hiệp định ấy là tất cả những gì chúng tôi có, nó cho chúng tôi những gì dù là nhỏ bé hiện còn giữ được", Wes Redday, một thành viên đoàn người Sioux, nói. Ảnh: Reuters.
Hiệp định Fort Laramie thường là chủ đề các câu chuyện trong chuyến hành trình. Nhiều người Sioux trong đoàn là con cháu trực hệ của các thủ lĩnh đã ký kết hiệp định 150 năm trước. Một số người mang theo ảnh hoặc hình vẽ của các thủ lĩnh đã khuất bên mình. "Hiệp định ấy giúp duy trì chủ quyền của chúng tôi, giúp chúng tôi giữ được bản sắc của mình", Allen Flying By, một thổ dân từ khu bảo tồn Standing Rock, nói. Ảnh: Reuters.
Tại các vùng bảo tồn dành riêng cho người Sioux, các bộ tộc thổ dân có thể duy trì cuộc sống "giống như tổ tiên" từ hàng trăm năm trước. Trong ảnh, hai đứa trẻ đang được thanh tẩy tâm hồn bằng khói đốt từ cây xộ thơm, tuyết tùng và cỏ ngọt. Ảnh: Reuters.
Từ Green Grass, đoàn người băng qua khu bảo tồn tự nhiên Cheyenne để tới khu định cư Bridger. Dọc hành trình, người dân quyên góp thức ăn cho đoàn người ngựa, từ bánh mỳ khô tới thịt bò hay súp gà. Đoàn thổ dân nghỉ ngơi tại những nhà trọ rẻ tiền, hay đôi khi dựng trại ngay bên lề đường dưới mọi điều kiện thời tiết. Ảnh: Reuters.
"Chúng tôi có thể nghèo theo định nghĩa của người da trắng nhưng tại Lakota, Dakota và Nakota, chúng tôi không hề nghèo, bởi chúng tôi kết nối với Trái đất này, kết nối với mọi người", một thổ dân giải thích. Ảnh: Reuters.
Điểm cuối của cuộc hành trình là một con sông ở Fort Lamarie, nơi hiệp định hòa bình được ký kết 150 năm trước. Đoàn thổ dân được người dân chào đón sau khi đã trải qua một hành trình dài. Tự hào khi được cùng những người anh em đi lại con đường của tổ tiên nhưng Harold Frazier, người đứng đầu bộ tộc thổ dân tại khu bảo tồn Cheyenne River, vẫn có chút thất vọng bởi ngoài Thượng nghị sĩ bang Wyoming John Barrasso, không có quan chức liên bang nào khác đại diện chính phủ Mỹ dự buổi kỷ niệm ký kết hiệp định hòa bình Fort Lamarie. Ảnh: Reuters.
Bà Harris vẫn giành chiến thắng với 68% số phiếu bầu của thành phố, nhưng con số đó rõ ràng đã sụt giảm mạnh so với chiến thắng cách biệt 53 điểm của ông Biden vào năm 2020.
Cử tri các bang chiến trường đang có những cảm xúc lẫn lộn: Người theo đảng Dân chủ tìm cách chấp nhận thực tế, còn người theo đảng Cộng hòa phấn khích hướng về tương lai.