Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thợ hàn kể phút tháo chạy khỏi tòa nhà đổ sập vì động đất ở Thái Lan

Là một trong những người may mắn thoát chết khi tòa nhà hơn 30 tầng đổ sập, Pornsak Seingsing (Thái Lan) vẫn chưa hết bàng hoàng, sợ hãi.

Pornsak Seingsing thoát nạn khi tòa nhà đổ sập do động đất.

Khi Pornsak Seingsing (29 tuổi) chạy thoát thân khỏi tòa nhà cao tầng đang sụp đổ ở Bangkok (Thái Lan), anh có thể nghe thấy tiếng kêu sợ hãi ở phía sau lưng mình.

"Tôi nhìn ra phía sau và nghe thấy tiếng người Myanmar la hét. Tôi nghe thấy ai đó gọi 'mẹ, mẹ, mẹ ơi', tôi không nghĩ người đó thoát được", anh nói với ABC News.

Hiện, Seingsing là một trong số hàng chục người đang hồi hộp chờ đợi các nhân viên cứu hộ lục tung hàng tấn bê tông, thép và kính để tìm những người sống sót sau khi toà nhà hơn 30 tầng đang xây dựng đổ sập do ảnh hưởng từ trận động đất ở Myanmar hôm 28/3.

Theo các video được ghi lại, bụi mù mịt từ toà nhà và các mảnh vỡ bắn ra xung quanh, vùi lấp hàng trăm công nhân bên dưới.

"Tôi rất sợ hãi, thật đáng sợ. Toà nhà bắt đầu lung lay, rồi có âm thanh nghe như tiếng nổ từ trên đỉnh, những khối xi măng nặng rơi xuống, mọi người la hét", anh kể.

Seingsing là thợ hàn tại toà nhà sắp trở thành văn phòng mới của Văn phòng Kiểm toán nhà nước Thái Lan. Sau khi thoát chết, anh vẫn đang chờ tin của hai người bạn, một người Myanmar và một người Thái Lan.

Anh cho rằng khoảng 80% nhân công làm việc tại công trường này là người di cư, chủ yếu từ quốc gia láng giềng Myanmar. Một nhóm công nhân Myanmar cho biết họ có 16 người bạn thân và thành viên gia đình mất tích, được cho đang mắc kẹt dưới đống đổ nát.

Nul (người Campuchia) cũng đang nóng lòng chờ tin về người anh 23 tuổi. Cô cho rằng khi động đất xảy ra, anh đang làm việc ở tầng 26.

"Tôi đau khổ quá, còn mẹ tôi thì cứ khóc. Giờ bà ấy đang ở nhà, cứ khóc suốt", cô gái 21 tuổi nói. Gia đình Nul di cư tới Thái Lan hơn 6 năm nay với hy vọng kiếm được thu nhập tốt hơn so với quê nhà.

"Tôi thực sự mong anh trai tôi có thể quay trở lại. Làm ơn, hãy an toàn và quay trở lại", cô khẩn thiết.

dong dat thai lan anh 1

Hoạt động cứu hộ ở Thái Lan vẫn đang tiếp diễn sau trận động đất.

Tại Bangkok, chính quyền địa phương cho biết khoảng 10 người đã thiệt mạng, ít nhất 30 người bị thương và khoảng 80 người vẫn mất tích.

Làm việc liên tục hơn 24 giờ không ngủ, nhân viên cứu hộ Pakapon Suka cho biết anh đã kéo được hai người ra khỏi đống đổ nát, trong đó chỉ có một người sống sót.

"Người đàn ông sống sót, đầu anh ta hướng xuống đất nhưng nằm đúng trong một cái hố nên may mắn giữ được mạng. Anh ấy vẫn nói chuyện và có thể trả lời tôi, chúng tôi nói chuyện trong gần 1 tiếng trước khi anh ấy dừng lại. Anh ấy là người Myanmar, khoảng 25 tuổi", Suka kể.

Làm trong ngành cứu hộ 37 năm, từng tham gia cứu hộ sau thảm hoạ sóng thần cách đây 20 năm và vụ sập một toà nhà lớn khác ở Korat, anh cho rằng hoạt động cứu hộ lần này có thể kéo dài cả tháng.

"Nhìn từ bên ngoài trông giống như một đống bê tông, nhưng bên trong có rất nhiều bụi, thép và gương vỡ", anh nói.

Trận động đất mạnh 7,7 độ Richter xảy ra vào trưa 28/3, với tâm chấn nằm cách thành phố Mandalay (Myanmar) khoảng 20 km, ở độ sâu 10 km. Vùng ảnh hưởng lan rộng khiến người dân tại Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam đều cảm nhận được.

Quy mô thảm hoạ động đất ở Myanmar vẫn đang được thống kê, song số người chết được truyền thông nước này công bố tiếp tục tăng mạnh, đã vượt quá 1.600 người và hơn 3.400 người bị thương tính đến tối 29/3.

Các chuyên gia cảnh báo rằng Myanmar có thể còn phải đối mặt với nhiều trận động đất và dư chấn mạnh trong thời gian tới.

Đừng làm việc quá sức

Theo tác giả James Suzman, Đông Á được coi là khu vực đang phải chịu hậu quả nặng nề từ thực trạng nhân viên làm việc quá sức. Những con số đáng báo động về "văn hóa 996" ở Trung Quốc, hiện tượng "karoshi" (làm việc đến chết) tại Nhật Bản... được đề cập trong cuốn sách Lịch sử việc làm khiến chúng ta phải giật mình.

Người Việt ở Myanmar: 'Mọi thứ chao đảo vì động đất, chỉ biết chạy'

Khi động đất xảy ra tại Myanmar trưa 28/3, Phương Nam vội chụp lấy laptop, máy ảnh, cùng đồng nghiệp chạy khỏi văn phòng. Nhiều người Việt ở Thái Lan cũng cảm nhận sự rung lắc.

Mai An

Ảnh: Fletcher Yeung/ABC News

Bạn có thể quan tâm