Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

Thoát khỏi 'chiếc còng vàng' nhờ bão sa thải

Với những nhân viên kỳ cựu, việc công ty cho thôi việc không khoan nhượng là đòn giáng đau vào tâm lý, song cũng nhiều người nhìn nhận đây là cơ hội giúp họ bước khỏi vòng an toàn.

Jennifer Vaden Barth, người nắm giữ vị trí quản lý chương trình, vừa mới bị sa thải sau gần 15 năm làm việc cho “ông lớn” Google, theo Insider. Ngày 20/1, gã khổng lồ công nghệ thông báo sa thải khoảng 12.000 nhân viên, tương đương 6,4% lực lượng lao động của mình. Một số đã dành 2 thập kỷ tại công ty.

Người phụ nữ 54 tuổi gia nhập vào tập đoàn công nghệ từ năm 2008 và từng trải qua các vị trí khác nhau, trước khi lên cấp quản lý.

Jennifer miêu tả động thái cắt giảm của Google “đặc biệt khó khăn” với phụ nữ và càng khó khăn hơn với những người đã ngoài 40 tuổi như cô.

15 năm trong vùng an toàn

Trong một bài chia sẻ công khai trên LinkedIn, Jennifer cho biết đối phó với việc thất nghiệp đột ngột không dễ dàng. Sau khi nhận e-mail thông báo thôi việc, người phụ nữ đã trải qua một loạt "cảm xúc thăng hoa" lẫn "một chuỗi đau buồn". Song, cô cố gắng nhìn nhận đây là một trải nghiệm tích cực.

“15 làm ở Google, tôi thích ở yên quá lâu trong vòng tròn an toàn. Việc ra đi là một cơ hội thoát khỏi sự kìm hãm”, cô bày tỏ.

Google sa thai nhan vien anh 1

Giống Amazon hay Twitter, "ông lớn" Google cũng đã cho thôi việc hàng loạt nhân viên, kể cả những người gắn bó lâu năm.

“Bạn cảm thấy thoải mái trên một đường đua và bạn cố gắng tăng tốc trên làn đường đó thay vì sẵn sàng thực sự thử những điều mới. Tất nhiên, một phần là do cuộc sống và trách nhiệm với gia đình, con cái và nhiều thứ tốt đẹp, đang êm ấm ngăn bạn làm điều đó”, Jennifer giải thích thêm.

Jennifer cho biết làm việc ở Google với danh tiếng, mức lương hấp dẫn và các ưu đãi tài chính khác nhau dành riêng cho nhân viên, trở thành “chiếc còng vàng” khóa chân người lao động, khiến việc rời công ty trở nên khó khăn, ít nhất là với cô.

“Điều đó khiến tôi bắt đầu làm mọi thứ theo cách cực kỳ an toàn. Tôi chỉ muốn đảm bảo mình làm việc để con trai học hết cấp 3, sau khi thằng bé ổn định vào đại học, tôi mới bắt đầu nghĩ đến chuyện tìm kiếm những thứ mới mẻ trong công việc”.

Sau khi tiết lộ chuyện bị sa thải, nhiều công ty đã liên hệ với Jennifer để hỏi về CV. Nhưng quá trình tìm việc đã thay đổi rất nhiều kể từ lần cuối cùng cô tham gia thị trường việc làm, Jennifer phải bắt buộc cố gắng để theo kịp.

“Trong 15 năm qua, có rất nhiều điều đã thay đổi trong cách bạn trình bày bản thân trên giấy tờ, CV”, cô nói khi đề cập đến các hệ thống giúp ứng viên xử lý sơ yếu lý lịch.

Hiện tại, Jennifer chấp nhận việc sa thải như một cơ hội để khám phá sở thích của mình, mặc dù không đánh giá cao cách nó xảy ra.

"Bây giờ tôi đã sẵn sàng thay đổi, trong chương cuối cùng của sự nghiệp này, với tư cách là một người phụ nữ thực sự tìm cách sử dụng tốt nhất khả năng và tất cả kỹ năng của mình, chứ không lùi bước vì tuyệt vọng chỉ để có một công việc khi bạn ngoài 50 tuổi”, cô khẳng định.

Google sa thai nhan vien anh 2

Để giữ chân nhân tài, nhiều công ty thường đưa ra các khoản tiền thưởng hay đãi ngộ hậu hĩnh. Ảnh minh họa: Pixel.

"Còng vàng" khóa chân người lao động

Nói về làn sóng sa thải ngành công nghệ tại Mỹ, nhà tư vấn sự nghiệp Rana Rosen cho biết về mặt tích cực, khủng hoảng việc làm có thể giúp mọi người chấp nhận những rủi ro mới hoặc các thay đổi mà họ có thể chưa bao giờ cân nhắc.

Nhà tư vấn quản trị Michael Wenderoth đánh giá đôi khi sự ổn định của công việc - “chiếc còng vàng” mang tên kế hoạch nghỉ hưu, quyền mua cổ phiếu và mức lương cao - dễ ngăn cản mọi người chấp nhận rủi ro.

"Chiếc còng tay vàng là thuật ngữ" được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1976, dùng để chỉ các khoản thu nhập và lợi ích tài chính có mục tiêu khuyến khích nhân viên ở lại với tổ chức thay vì chuyển sang công ty khác.

Đãi ngộ này thường được đưa ra với một nhóm nhân viên nhất định, nhất là những nhân sự có mức lương cao, giữ vai trò quan trọng. Đây là điều thường thấy trong các các lĩnh vực có tính cạnh tranh cao như tài chính hoặc công nghệ.

"Việc sa thải có thể đẩy họ vào lãnh thổ chưa được khám phá và mang lại nhiều lợi ích hơn so với sự nghiệp trước đây của họ", ông nói.

Cái giá Thung lũng Silicon phải trả

Trong làn sóng sa thải, các sinh viên mới ra trường càng khó tìm được việc làm ở Thung lũng Silicon và điều đó có thể khiến các Big Tech ở Mỹ phải trả giá về lâu dài.

Nhân sự thời Gen Z

Theo tác giả, TS Hồng Duyên trong cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z - câu chuyện cũ kể theo cách mới", Gen Z quan tâm nhất đến sự cân bằng giữa công việc, cuộc sống và hạnh phúc cá nhân. Họ cũng muốn biết những gì được mong đợi trong công việc; muốn được đầu tư sâu vào công việc, biết được thời gian và nỗ lực của họ có ý nghĩa. Thế hệ này cũng quan tâm đến sự nghiệp trong kinh doanh, chăm sóc sức khỏe và công nghệ. Những thay đổi này sẽ tạo ra thách thức mới trong bài toán quản trị của các doanh nghiệp.

Hiền Thy

Bạn có thể quan tâm