Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thời khắc sinh tử trong những vụ hỏa hoạn trên phim

Loạt phim về đề tài thảm họa luôn có sức hút lớn với khán giả. Các nhà làm phim thường tập trung khai thác những thời khắc sinh tử mong manh của con người giữa biển lửa dữ dội.

Karamay (2010)

Bộ phim của nền điện ảnh Trung Quốc dựa theo một vụ hỏa hoạn có thật xảy ra tại tỉnh Karamay thuộc khu tự trị Duy Ngô Nhĩ. Mặc dù là bộ phim tài liệu nhưng Karamay đã vạch trần một trong những góc tối lịch sử của Trung Hoa.

Dù hơn 20 đã trôi qua nhưng thảm họa Karamay vẫn gợi lại ký ức đau buồn trong lịch sử Trung Quốc.

Vụ hỏa hoạn đã bị giấu kín trước truyền thông, không ai biết, không ai hay và cho đến thời điểm này người dân ở đây vẫn tin tưởng đó là bí mật. Sự kiện bi kịch này càng trở nên đau đớn hơn khi đa phần nạn nhân đều là những học sinh từ độ tuổi 6 đến 14. 

Những sự chỉ đạo sai lầm của kẻ lãnh đạo đã khiến hơn 300 người thiệt mạng trong số đó gần như tất cả đều là học sinh. Karamay đã vén bức màn bí mật giúp sự thật bấy lâu được đưa ra ánh sáng.

The Tower (2012)

Trong đêm giáng sinh vui vẻ, mọi người tụ họp làm lễ đón noel trong tòa tháp tháp đôi cao 108 tầng tại trung tâm Seoul. Trong lúc mọi người đang nhộn nhịp thì thảm họa đã xảy ra, tòa nhà bổng nhiên bị cháy và trở thành một tháp lửa khổng lồ, hàng ngàn người bị mắc trong đó với sự hoảng loạn và nỗi sợ hãi. 

Đêm Giáng sinh trở thành đêm của địa ngục với hàng ngàn nạn nhân bị mắc kẹt trong bộ phim The Tower.

Với nguồn vốn đầu tư lên tới 10 tỷ won (gần 10 triệu USD), ngoài việc chuẩn bị kỹ phần ý tưởng và ghi hình, đạo diễn Kim Ji-hoon mất hai năm cho giai đoạn hậu kỳ để hoàn thành bộ phim, khi sử dụng 1.700 cảnh có hiệu ứng đồ họa kỹ xảo trong tổng thể 3.000 cảnh của phim cũng như dàn dựng và thực hiện những cảnh quay thật để tạo cảm giác nguy hiểm chân thực và ấn tượng nhất. The Tower là bộ phim sâu sắc về tình cảm gia đình, tình yêu, sự dũng cảm... của những người dân thuộc mọi tầng lớp. Bộ phim cũng được đánh giá không hề thua kém bom tấn Mỹ với những hiệu ứng máy tính đầy ấn tượng, nhất là đồ họa 3D kèm theo những cảnh quay thực tế. 

World Trade Center (2006)

Bộ phim tái hiện lại câu chuyện có thật về hai người lính cứu nạn bị mắc kẹt trong đống đổ nát của tòa tháp đôi tại New York trong ngày 11/9/2001 khi đang gắng tìm kiếm nạn nhân. Trong những giây phút đối diện với cái chết kề cận ở bên, họ vẫn giữ vững niềm tin vào cuộc sống cũng như thái độ dứt khoát chống lại cái ác. Bộ phim có sự tham gia diễn xuất của tài tử điện ảnh Nicolas Cage. 

Câu chuyện về những ngưới linh quả cảm trong vụ khủng bố 11/9 đã được tái hiện chân thực qua bộ phim World Trade Center.

Đoàn làm phim đã mời cảnh sát và lính cứu hỏa tham gia đóng phim, thậm chí còn để họ tự viết lời thoại. Hãng Paramount Pictures phải quay phim này chủ yếu tại Los Angeles, vì các nhà chức trách của New York và những nhóm bảo vệ quyền lợi của gia đình nạn nhân vụ 11/9 đặt ra nhiều quy định chặt chẽ. Đạo diễn Oliver Stone và đoàn làm phim chỉ được quay vài cảnh ở Manhattan và không được phép tới nơi xảy ra thảm kịch.

Các nhà làm phim dựng mô hình khu vực Ground Zero rộng 0,4 ha, thay vì 6,4 ha như thực tế. Một số cảnh khác trong World Trade Center như tòa Tháp đôi lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời trước khi bị tấn công, cảnh khu vực Manhattan bị bao phủ trong khói đen dày đặc, trận mưa giấy và bụi khi bị máy bay đâm và cảnh bên trong tòa tháp… đều được tạo ra nhờ kỹ thuật vi tính.

Hoa Khang

Bạn có thể quan tâm