Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thói quen kỳ lạ du khách học được từ 20 quốc gia

Benny Lewis đã rời nhà để sống ở nhiều nơi trên thế giới. Mỗi nơi lại có những thói quen kỳ lạ khiến anh ngạc nhiên, nhưng lâu dần lại trở nên khó bỏ.

Thoi quen hoc duoc o hon 20 quoc gia anh 1
Mời khách đến nhà đi tắm (Brazil): Một thói quen của người Brazil là mời khách đến nhà đi tắm. Brazil có khí hậu khá nóng và cũng là một trong những nơi người dân sạch sẽ nhất thế giới. Chuyện tắm hai hoặc ba lần một ngày là bình thường. Do đó, họ cũng sẵn lòng đem lại cho khách cơ hội tắm qua cho thoải mái. "Tuy nhiên, nếu tôi mời ai đó tắm ở quốc gia khác, họ sẽ nhìn tôi khó chịu như thể tôi nghĩ họ bốc mùi, hay có ý định khác (nếu là phụ nữ)", Benny Lewis chia sẻ. Ảnh: Gotosurvive.
Thoi quen hoc duoc o hon 20 quoc gia anh 2
Nâng niu danh thiếp và tiền (Đài Loan, Trung Quốc): Người Đài Loan coi trọng mọi thứ họ đưa cho người khác. Nếu ai đó đưa cho bạn danh thiếp, thay vì nhìn qua và cho ngay vào túi, bạn cần nhận bằng cả hai tay và ngắm nghía thật kỹ, rồi mới cất đi. Đối với tiền cũng vậy, bạn cần đưa bằng cả hai tay để tỏ sự tôn trọng người nhận. Ảnh: Shiplilly.
Thoi quen hoc duoc o hon 20 quoc gia anh 3
Không vứt giấy vệ sinh xuống bồn cầu: Ở nhiều quốc gia châu Phi, châu Á hay Nam Mỹ, phòng vệ sinh có thùng rác riêng để đựng giấy đã qua sử dụng. Ban đầu tôi thấy thật khủng khiếp khi nhìn thấy chúng, nhưng dần cũng quen. Và khi về Mỹ, tôi thấy thật tội lỗi khi vứt giấy vào bồn cầu và có cảm giác chúng sắp tắc đến nơi. Ảnh: Texanintokyo.
Thoi quen hoc duoc o hon 20 quoc gia anh 4
Sang đường ở nơi bất kỳ (Ai Cập): Các thành phố lớn của Ai Cập có ít đèn giao thông, nhất là đèn cho người sang đường. Sau khi sống ở đây một thời gian, tôi đã quen với việc len lỏi qua dòng xe. Lúc sang Đức, nơi người dân tuân thủ luật giao thông một cách tuyệt đối và đứng đợi đèn sang đường ngay cả khi chẳng có chiếc xe nào đi qua, tôi đã phải kiếm chế không lao sang ngay. Ảnh: Atlasito.
Thoi quen hoc duoc o hon 20 quoc gia anh 5
Chào hỏi nồng nhiệt: Tại các quốc gia Latin, khi gặp bạn bè, bạn không thể chỉ nói một câu “chào” hờ hững. Họ thường ôm và hôn lên má nhau, thể hiện sự vui mừng và tình cảm. Khi tạm biệt, bạn cũng cần chào và ôm hôn từng người trong nhóm. Ảnh: FluentU.
Thoi quen hoc duoc o hon 20 quoc gia anh 6
Dành hai tiếng để uống một cốc espresso (Pháp): Ở Pháp, cà phê không chỉ đơn giản là thức uống giúp bạn tỉnh táo. Một cốc espresso cần được thưởng thức đúng nghĩa: nhấm nháp trong lúc đọc sách, nghe nhạc, chiêm nghiệm hay tâm tình với bạn bè, người thương. Ảnh: Travel&Leisure.
Thoi quen hoc duoc o hon 20 quoc gia anh 7
Định nghĩa lại tình bạn (Hà Lan): Với người Hà Lan, thông thường các nhóm bạn có kết nối chặt chẽ, và người ngoài khó vào nhóm nếu không dành một thời gian dài tiếp xúc và tìm hiểu. Với họ, gặp nhau ở một bữa tiệc không đủ để trở thành bạn bè, và chuyện tự dưng kết bạn trên Facebook khi không hề quen biết rất hạn chế. Sau khi ở đây vài tháng, tôi đã lọc hết danh sách bạn bè trên Facebook, chỉ để lại khoảng 60-90 người có tiếp xúc hay liên lạc thường xuyên. Ảnh: Business Insider.
Thoi quen hoc duoc o hon 20 quoc gia anh 8
Ngủ trưa (Tây Ban Nha): Buổi trưa và đầu giờ chiều ở Tây Ban Nha rất nóng, nhất là vào mùa hè, do đó họ thường có giờ nghỉ trưa khoảng hai tiếng. Với những quốc gia phương Tây, việc ngủ giữa ngày là một điều thật kỳ lạ. Ảnh: Medscape.
Thoi quen hoc duoc o hon 20 quoc gia anh 9
Nói thẳng nói thật (Đức): Người Đức thường bị cho là thô lỗ, trong khi thực tế họ chỉ nói thẳng sự thật thay vì rào trước đón sau. Với họ, nói trực tiếp và trực diện là cách thể hiện sự tôn trọng với người khác. Ở Canada, bạn lại cần xoa dịu người nghe bằng những lời khen hay nói vòng vo. Sau khi đã sống ở Đức, tôi thấy điều này thật tốn thời gian vô ích. Ảnh: Daily Mail.
Thoi quen hoc duoc o hon 20 quoc gia anh 10
Không đi giày trong nhà: Người dân nhiều quốc gia châu Á, châu Âu và Nam Mỹ không đi giày vào trong nhà. Họ thường để giày dép ở cửa, đi tất, chân trần hoặc dùng dép đi trong nhà riêng biệt. Do đó, khi về Mỹ thăm một người bạn, họ nhìn tôi như người ngoài hành tinh khi thấy tôi bỏ giày ở cửa nhà. Ảnh: Unified Soul Theory.

Cần bao nhiêu tiền để sống một tháng ở thành phố đắt nhất thế giới?

Zurich (Thụy Sĩ) có chất lượng sống cao thứ nhì thế giới, nhưng chi phí sinh hoạt lại đắt nhất toàn cầu. Bạn có thể sẽ phải chi tầm 3.600 USD (82 triệu đồng) cho một tháng ở đây.

Hoàng Linh

Theo Insider

Bạn có thể quan tâm