Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Thói quen phổ biến khiến bạn luôn mệt mỏi

Luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng có thể là tác hại từ việc thiếu ngủ, uống nhiều rượu bia hoặc cà phê.

Thiếu ngủ, uống nhiều cà phê, rượu là một trong những nguyên nhân khiến giấc ngủ bị thay đổi, tinh thần trở nên mệt mỏi. Ảnh: Shutterstock.

Nhiều người nghĩ rằng việc buồn ngủ, mệt mỏi vào ban ngày không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra trong khoảng thời gian dài 7-8 tiếng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

Chưa kể, cảm giác mệt mỏi sẽ cản trở công việc hàng ngày, thậm chí có thể gây nguy hiểm trong trường hợp đang lái ôtô hay vận hành máy móc.

Dưới đây là 6 thói quen khiến bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

cach ngu ngon anh 1

Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu ngủ có thể là chứng trầm cảm, bệnh Alzheimer... Ảnh: SCMP.

Thiếu ngủ

Thiếu ngủ là tình trạng cơ thể không ngủ đủ giấc trong nhiều ngày, gây ra tất cả vấn đề, bao gồm khó tập trung, thiếu tỉnh táo, thờ ơ, năng suất kém, tăng nhu cầu về caffeine và các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Nguyên nhân khiến chất lượng giấc ngủ của bạn đi xuống bao gồm:

- Bệnh Alzheimer

- Bệnh ung thư

- Trầm cảm

- Chấn thương đầu

- Thiểu năng trí tuệ

- Thai kỳ

- Tâm thần phân liệt

- Đột quỵ

Tiến sĩ Alex Dimitriu, chuyên gia về thuốc ngủ, người sáng lập Silicon Psych ở California, cho biết thiếu ngủ còn là tình trạng chỉ mất ngủ một đêm nhưng cần đến vài ngày để phục hồi.

Ngoài ra, bạn có thể nhận thấy sự suy giảm nhận thức như ảnh hưởng não bộ, suy nghĩ chậm hơn, thiếu tập trung, cáu gắt.

Để cải thiện tình trạng thiếu ngủ, bạn cần ngủ đủ giấc. Các chuyên gia cho biết chìa khóa để có giấc ngủ ngon là sự nhất quán khi chúng ta ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm. Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày rất quan trọng nhằm duy trì nhịp sinh học, giúp bạn có giấc ngủ chất lượng hơn vào ban đêm.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, khi khắc phục được chứng mất ngủ, bạn thường ngủ sâu hơn. Dù vậy, cơ thể vẫn cần vài đêm ngủ đủ giấc để tinh thần trở lại bình thường.

Ngoài ra, bạn cần tránh việc ngủ bù vào sáng hôm sau hay ngủ quá sớm vào đêm kế tiếp. Cách tốt nhất vẫn là duy trì giờ đi ngủ và thức dậy nhất quán.

cach ngu ngon anh 2

Uống nhiều cà phê sẽ khiến tinh thần trở nên mệt mỏi, thiếu sức sống. Ảnh: Shutterstock.

Uống nhiều cà phê và rượu

Tiến sĩ Dimitriu cho biết thói quen uống rượu và cà phê khiến tinh thần trở nên mệt mỏi, dễ bị kiệt sức dù không làm gì quá sức.

Cà phê khiến bạn khó vào giấc ngủ, ngủ ít, chất lượng giấc ngủ giảm. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy uống cà phê 6 giờ trước khi đi ngủ làm thời gian ngủ giảm ít nhất một giờ.

Rượu cũng có thể gây ra tình trạng mệt mỏi. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy uống rượu vừa phải làm giảm 24% chất lượng giấc ngủ, con số này khi một người uống nhiều rượu là 39,2%.

Theo chuyên gia, hạn chế uống rượu, cà phê trước khi đi ngủ có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ tổng thể, hạn chế buồn ngủ vào ban ngày. Bạn nên bỏ thói quen uống cà phê 6 giờ trước khi đi ngủ và không uống rượu 4 giờ trước giờ ngủ.

Sử dụng thuốc

Nhiều loại thuốc có thể gây buồn ngủ nếu dùng nhiều như thuốc dị ứng, thuốc chống lo âu trầm cảm, loạn thần, chống co giật, thuốc huyết áp, thuốc giảm đau hay thuốc giãn cơ.

Do đó, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn về đơn thuốc mình đang sử dụng để giảm thiểu tình trạng mệt mỏi. Đôi khi, bạn chỉ cần điều chỉnh loại thuốc thuốc hoặc dùng thuốc vào thời điểm khác trong ngày để đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần.

Đối với một số loại thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ, bạn nên uống ngay trước khi đi ngủ thay vì vào buổi sáng.

Chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 25% nam giới, 10% nữ giới trên toàn thế giới. Theo bác sĩ chuyên khoa Meir Kryger tại Yale Medicine, tình trạng ngưng thở khi ngủ dẫn đến rối loạn giấc ngủ, cơ thể mệt mỏi khi thức dậy.

Các triệu chứng khác của chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm khó ngủ, thức dậy với miệng khô, nhức đầu vào buổi sáng, cáu gắt, khó tập trung.

Ngưng thở khi ngủ xảy ra phổ biến nhất ở độ tuổi 50 hoặc những người thừa cân.

Nếu các bài kiểm tra giấc ngủ xác định rằng bạn bị ngưng thở khi ngủ, việc điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Trong trường hợp vừa hoặc nặng, phương pháp điều trị phổ biến nhất là sử dụng hệ thống máy thở áp lực dương liên tục (CPAP) để đường thở luôn thông thoáng.

Nếu máy CPAP không phù hợp, bạn có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ qua miệng như thiết bị ổn định lưỡi.

cach ngu ngon anh 3

Người mắc chứng ngủ rũ cơ thể sẽ luôn trong tình trạng buồn ngủ, khó tỉnh táo, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Ảnh: Freepik.

Chứng ngủ rũ

Chứng ngủ rũ là rối loạn giấc ngủ mạn tính, đặc trưng bởi các cơn buồn ngủ vào ban ngày, đột ngột. Người mắc chứng ngủ rũ thường khó tỉnh táo trong thời gian dài, bất kể hoàn cảnh, có thể dẫn tới gián đoạn nghiêm trọng khi sinh hoạt hàng ngày.

Tình trạng này tương đối hiếm gặp, chỉ xuất hiện khoảng 1/2.000 người ở Mỹ và Tây Âu. Dấu hiệu chứng ngủ rũ bao gồm:

- Ảo giác, đặc biệt khi ngủ hoặc thức dậy.

- Mất trương lực cơ đột ngột (cataplexy), kích hoạt bởi cảm xúc mạnh. Chứng bệnh này không có cách chữa trị. Sử dụng thuốc và thay đổi lối sống có thể giảm tác động của nó.

- Chứng tê liệt khi ngủ khiến bạn tạm thời không thể di chuyển hoặc nói được.

Chứng ngủ rũ thường kéo dài suốt đời nhưng uống thuốc có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng nghiêm trọng, kiểm soát tình trạng này. Các lựa chọn điều trị bao gồm thuốc theo toa như: Thuốc chống trầm cảm, natri oxybate (thuốc an thần mạnh dùng vào ban đêm).

Hội chứng chân không yên

Nếu bạn cảm thấy nhức nhối, nóng rát hoặc đau nhói ở chân vào ban đêm, đó có thể là hội chứng chân không yên (RLS). Bạn sẽ có cảm giác như có thứ gì đó đang bò xung quanh hoặc nước đang chảy bên trong cơ bắp của chân.

Những người mắc hội chứng này thường không thể cưỡng lại để di chuyển chân của họ nhằm giảm cảm giác khó chịu. Đó là lý do nó thường cản trở giấc ngủ của bạn.

Các chuyên gia phỏng đoán nguyên nhân gây ra hội chứng chân không yên có thể là thiếu sắt. Bạn có thể hạn chế hội chứng này bằng cách nạp các thực phẩm chứa sắt hoặc uống các loại thuốc như chống động kinh, thuốc tăng mức độ dopamine (Neupro, Mirapex), thuốc giãn cơ.

Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.

Cách ngủ ngon trong thời tiết nóng bức

Bạn có thấy khó ngủ hoặc bị mất ngủ vào mùa hè không? Dưới đây là những lời khuyên hiệu quả giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ khi thời tiết nóng bức.

Thu Hương

Bạn có thể quan tâm