Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

PICTURESQUE

Thời trang nhanh H&M có đang thực sự phá hủy môi trường?

Trong phân khúc thời trang nhanh, phần lớn các sản phẩm đều được tạo ra nhờ vào hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu - thứ gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng trên toàn cầu.

Những con số ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường

Thời trang vẫn đang nằm trong danh sách 10 ngành công nghiệp gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường toàn cầu với những con số tiêu cực đến khó tin. Chỉ tính riêng các nhãn hàng thời trang nhanh, các tổ chức môi trường đã ước tính rằng những doanh nghiệp này cần 2.650 lít nước để sản xuất một chiếc áo thun cotton; 20% lượng nước ô nhiễm trong ngành công nghiệp toàn cầu đến từ việc xử lý vải nhuộm dệt; chỉ có 20% trên tổng số vải được tái chế và 80% còn lại sẽ chôn dưới bãi rác. Thực tế cho thấy lượng nước tiêu thụ trong ngành công nghiệp may mặc có thể đổ đầy 32 triệu hồ bơi của các cuộc thi Olympic. Tác hại của thời trang đến môi trường chưa dừng lại ở đó. Thời gian để rác thải thời trang tự phân hủy cũng đang làm các nhà khoa học phải đau đầu. Đối với áo thun vải vicose là 1-6 tuần, áo vest linen là 2 tuần, vớ cotton 1 tuần đến 5 tháng, áo khoác denim là 10-20 tháng, áo len là 1-5 năm, cà vạt ni lông là 30-40 năm. Kinh khủng nhất, túi da mất đến 50 năm và váy polyester phải hơn 200 năm mới phân huỷ hết. Trong khi đó, tuổi thọ tối đa hiện nay của con người cũng chỉ vào khoảng trên dưới 100 năm.

Tác hại kinh khủng của ngành thời trang nhanh (Fast Fashion)

Thời trang nhanh bùng nổ vào những năm 1960, khi giới trẻ bắt đầu ưa chuộng quần áo giá thấp theo xu hướng, thay vì những bộ trang phục may đo kỹ lưỡng. Kể từ đây, thời trang trở thành ngành công nghiệp đứng trong danh sách 10 ngành hủy hoại môi trường. Theo World Atlas, việc nhuộm vải và sử dụng chất liệu ni lông hay nhựa là nguyên nhân giết chết môi trường. Vì giá thành sản phẩm thời trang nhanh rất rẻ, nên nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tăng, dẫn đến một lượng lớn quần áo phải sản xuất liên tục để kịp cung ứng. Chính áp lực phải sản xuất nhanh đã tạo ra hàng loạt hệ lụy cho môi trường, người bán, người dùng và cả người sản xuất. Việc sử dụng hóa chất độc hại trong ngành trồng bông khiến nhiều nông dân bị ung thư, gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng với trẻ sơ sinh. Nguy hiểm hơn, các hóa chất vẫn có khả năng ngấm qua da, tích tụ trong cơ thể, làm mất cân bằng hormone và tiềm tàng nguy cơ gây ung thư. Chỉ tính riêng ngành trồng bông, hầu hết bông vải được trồng trên thế giới đều đã bị biến đổi gen, kháng sâu bệnh và đạt năng suất cao. Điều này dẫn tới sự ra đời của loại "siêu cỏ dại" có khả năng kháng thuốc trừ sâu. Chính vì thế, nông dân buộc phải dùng các loại thuốc chống cỏ dại độc hơn - đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người. 

Con người bắt đầu hành động bảo vệ thế giới "xanh và sạch"

Hiểu được môi trường đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do con người, nhiều bạn trẻ bắt đầu sử dụng vật dụng thân thiện với môi trường để hưởng ứng việc sống xanh, trong đó có Helly Tống. Cô đã tạo ra các sản phẩm mang giá trị xanh, sạch và bền vững bằng những nguyên vật liệu hữu cơ thân thiện với môi trường. Một trong những dự án nổi bật nhất của Helly là cửa hàng Refill ở quận 2 - nơi cho phép người mua hàng tự sử dụng bình của mình để đựng các sản phẩm mang về. Đây là cách để cô lan tỏa thông điệp sống xanh đến với giới trẻ, cách sống thân thiện với môi trường, trân trọng và tận dụng thông minh giá trị thiên nhiên. Trong xu hướng sống xanh, việc sử dụng túi vải, túi giấy, ống hút kim loại, ống hút giấy thay cho đồ nhựa hay ni lông được nhiều bạn trẻ hưởng ứng. Sự tích cực trong lối sống hướng đến môi trường xanh và sạch của thế hệ Milennials đã thay đổi tư duy của nhiều thương hiệu Fast Fashion về việc định hướng lại các sản phẩm thời trang tương lai. 

H&M và những bước đi tiên phong trong việc bảo vệ môi trường

H&M, thương hiệu thời trang đến từ Thụy Điển, từng là một trong những nhãn hàng bị chỉ trích gay gắt vì họ đang làm tăng lượng chất thải may mặc trên toàn cầu. H&M thường sử dụng loại vải polyester cấu thành từ những sợi vải siêu nhỏ (microfiber) - loại chất thải khó phân hủy trong môi trường, trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với sinh vật và động vật thủy sinh. Động vật biển sau khi ăn phải microfiber, nhựa sẽ tích tụ trong cơ thể; và khi con người ăn thịt những loài này, họ lại vô tình hấp thụ nhựa. Thực tế đó đã phần nào ảnh hưởng đến hướng phát triển của H&M. Các bộ sưu tập thời trang thân thiện với môi trường bắt đầu được thương hiệu giới thiệu hàng năm thông qua các sự kiện đặc biệt. Họ khiến nhiều người thắc mắc tại sao có thể vừa sản xuất những sản phẩm phá hủy môi trường lại vừa ra mắt những thiết kế bảo vệ môi trường. Zing.vn đã có cuộc trao đổi với H&M về vấn đề này, đại diện của hãng chia sẻ: "Chúng tôi hiểu tác hại của thời trang nhanh và đang thúc đẩy cho việc nghiên cứu, sáng tạo nên 57% chất liệu thân thiện môi trường hoặc sản phẩm tái chế. Vào năm 2030, thương hiệu quyết tâm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu. Chúng tôi sẽ sản xuất quần áo bằng chất liệu thân thiện 100%".

Chất liệu giả da làm từ thực vật - vật liệu thời trang văn minh, thân thiện với môi trường

Hiểu được tác hại của thời trang nhanh, H&M đang hướng đến một môi trường xanh và sạch. Họ không thay đổi quá nhanh, từng bước tiếp cận người tiêu dùng và ủng hộ tính nhân văn của thời trang bền vững. Họ thường tổ chức Conscious Week (tuần lễ Thời trang bền vững), để ra mắt những thiết kế thân thiện môi trường. Với bộ sưu tập (BST) Conscious Xuân - Hè 2019, nhãn hàng đã nghiên cứu và sáng tạo chất liệu mới trong tự nhiên, nhằm trả lại nguồn nước sạch cho môi trường. BST là sự kết hợp tính đổi mới cùng 100% chất liệu thân thiện như bọt BLOOM, sợi cam hay Pinatex (vải làm bằng lá dứa để thay thế da động vật). Những thiết kế mang đến cho người mặc tinh thần thời trang hiện đại, với sự kết hợp họa tiết in hoa cùng dáng váy phồng tông màu đất, hồng kem và trắng. Nét nữ tính được thể hiện hoàn hảo qua các chi tiết xếp nếp, viền cổ lệch vai và ống tay chuông. Đặc biệt nhất chính là mẫu áo khoác pha trộn giữa chất liệu Pinatex gam bạc và vải dệt hoa màu sắc phù hợp với những cô gái sành điệu. Đại diện H&M chia sẻ rằng: "Chúng tôi luôn có nơi thu nhận quần áo không mặc nữa từ các thương hiệu khác nhau và sử dụng với mục đích tái chế".

Môi trường bị hủy hoại, lỗi không chỉ ở doanh nghiệp

Khách quan mà nói, lý do môi trường ngày một ô nhiễm không chỉ nằm ở các hành động của doanh nghiệp, mà còn nằm ở sự lựa chọn của khách hàng. Nếu họ không là người quyết định mua, các nhà bán lẻ sẽ không thúc đẩy nhanh việc sản xuất. Để giải quyết việc này cần sự chủ động của cả nhà bán lẻ và người mua hàng. Người tiêu dùng sẽ có lợi thế hơn, vì họ là người tạo ra sự lựa chọn (mua hoặc không mua). Nếu người mua tạo ra nhu cầu sản phẩm với chất liệu thân thiện ngày càng nhiều, đòi hỏi các thương hiệu buộc phải thay đổi. "Nếu bạn mưu cầu sản phẩm rẻ, luôn bắt kịp xu hướng để đáp ứng nhu cầu bản thân. Thì đó là lý do họ tồn tại. Nếu muốn thay đổi, mọi người phải cùng nhau tạo ra sự thay đổi ấy. Các nhãn hàng không chỉ dừng lại việc sản xuất sản phẩm, mà còn phải có trách nhiệm với môi trường và con người", đại diện H&M chia sẻ. 

Thoi trang nhanh H&M anh 29

Đừng để trẻ em tương lai gánh chịu hậu quả

Chuyên gia Patsy Perry cho rằng cách tốt nhất để bảo vệ môi trường vẫn là tái chế. Phương pháp làm giảm tiêu thụ nguyên liệu và chất thải. Với người tiêu dùng, việc sử dụng quần áo lâu hơn, ít mua những món đồ mới sẽ góp phần bảo vệ môi trường. Vào năm 2016, H&M đã khởi xướng Recycle Week (tuần lễ tái chế), kết hợp cùng nghệ sĩ người Anh M.I.A phát hành ca khúc Rewear It truyền tải thông điệp khích lệ người tiêu dùng tái chế những sản phẩm quần áo cũ tại hơn 3600 cửa hàng trên toàn thế giới. Phong trào tái chế và hạn chế rác thải cũng đang ngày một lan rộng ở các nước phát triển như Pháp, Anh, Mỹ, Úc, Nhật, Thái Lan...

Thoi trang nhanh H&M anh 30
Việc quyết định thay đổi, bảo vệ môi trường cũng đến từ suy nghĩ của mỗi người trong xã hội.

Các thiết kế mới của những nhà mốt lớn bị đạo nhái trắng trợn

Như thường lệ, những thương hiệu bình dân tiếp tục sao chép ý tưởng các thiết kế mới của những nhà mốt danh giá trong bộ sưu tập Xuân - Hè 2019.

Thiên Minh

Ảnh; ANC, Tactile Trends

Bạn có thể quan tâm