Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thời trang thật, ảo lẫn lộn

Không tốn công vận chuyển, thải khí độc ra môi trường hay liên quan đến vấn đề xâm hại tình dục, quần áo ảo được xem là giải pháp của ngành thời trang.

NFT (Non-Fungible Token) trở thành từ khóa được bàn luận nhiều khi nhiều người đang đổ xô cho những món đồ ảo. Các vật phẩm được mã hóa tạo nên "cơn sốt" trong giới thời trang. Nhiều người tin chúng là chìa khóa để đưa thời trang thành ngành toàn diện hơn.

Phá vỡ quy tắc

Khi nhìn vào các ngành nghệ thuật như phim, âm nhạc hay nhiếp ảnh, có một sự thật là ngành công nghiệp thời trang số hóa tương đối chậm.

thoi trang ao anh 1

Chiếc váy màu xanh này là đồ ảo. Ảnh: Tribute.

Theo Michaela Larossse - giám đốc chiến lược sáng tạo và truyền thông tại hãng thời trang ảo The Fabricant - cho biết: "Thời trang là ngành công nghiệp hoạt động dựa trên tính kế thừa, di sản. Có những cách đúng và sai đã được xác định trước khi hoạt động. Đó là tính truyền thống trong ngành thời trang. Trước nay, dường như mọi thứ đều có quy chuẩn. Bạn biết mình đúng, sai ở đâu khi nhìn vào những người đi trước".

Tuy nhiên, nhiều công ty khởi nghiệp châu Âu đang muốn phá vỡ tính độc quyền, thiếu đa dạng và quá ràng buộc vào truyền thống của thời trang. Họ tin thời trang kỹ thuật số chính là câu trả lời.

4 từ "không"

Thời trang ảo tạo nên bước ngoặt lớn cho ngành. Nó có thể tóm gọn bằng 4 từ "không", gồm không vận chuyển, không lãng phí, không giới tính và không số đo.

Đây vốn đều là những khái niệm đã gắn chặt với ngành công nghiệp thời trang. Một số để lại tác động tiêu cực như cước phí vận chuyển, hoàn trả hàng tốn kém, lượng hàng thừa gây lãng phí. Hay số đo lại trở thành nỗi ám ảnh cho nhiều người tự ti với cơ thể của mình.

Tribute - thương hiệu Croatia - là cái tên đáng chú ý trong ngành thời trang kỹ thuật số. Mục tiêu của họ là thành thương hiệu tiên phong cho "thời trang ảo không tiếp xúc".

thoi trang ao anh 2

Thời trang ảo có thể thay đổi những thứ gốc rễ của ngành công nghiệp này. Ảnh: Vogue.

"Từ lâu, chúng tôi đã muốn thay đổi thế giới thời trang. Nó có những sai lầm và cần ai đó ấn nút khởi động lại", đại diện hãng chia sẻ với tờ Sifted.

Tribute hoạt động dựa trên các đơn hàng tùy chỉnh thông qua dịch vụ mạng. Người dùng có thể yêu cầu làm thiết kế ảo riêng của họ hoặc đưa thiết kế vật lý vào môi trường mạng.

Theo đại diện hãng, mô hình sản xuất này khắc phục nhiều hạn chế của ngành công nghiệp thời trang chậm thay đổi. Ngoài ra, khi những hạn chế về kích thước, giới tính được xóa nhòa trên không gian mạng, họ sẽ làm việc hiệu quả hơn các nhà thiết kế.

"Không ranh giới hay trọng lực nào để chúng tôi tuân thủ. Chúng tôi có nhiều thứ để khám phá trong không gian này. Thật khó tin", đại diện Tribute chia sẻ.

Mặt khác, với mọi thứ được hiện thực hóa chỉ sau vài thao tác, khách hàng cũng có tâm lý ít đổi trả hơn. Đây là điều tốt cho các doanh nghiệp thương mại điện tử. Việc ít nhận đơn hàng trả lại giảm thiểu rủi ro lợi nhuận.

Điều này cũng đem đến tín hiệu tích cực cho hành tinh. Tính riêng ở Mỹ, 2,2 triệu tấn rác thải thời trang được tạo ra mỗi năm. Con số này sẽ còn giảm hơn nữa khi những mô hình ảo được ứng dụng rộng trong thực tế.

Thời của quần áo ảo

Đại dịch đã ảnh hưởng đến nhiều thứ và thời trang không phải ngoại lệ. Khi các sự kiện hoành tráng đều khó tổ chức do những vấn đề phòng dịch, người ta sẽ muốn tìm tới những gì đẹp, độc và dễ tiếp cận hơn.

Năm 2018, tại Met Gala, Elon Musk đã xuất hiện với đôi giày "CYBERSNEAKER" do RTFKT thiết kế. Đôi giày có thiết kế với hình khối lạ lẫm cùng dấu swoosh giống Nike bên thân. Dân mạng đã "phát sốt" vì đôi giày đó.

thoi trang ao anh 3

Thời của thời trang ảo đang đến. Ảnh: NZXT.

Tuy nhiên, thực tế, Musk chưa bao giờ mang nó. Nó được đội ngũ RTFKT ghép vào chân vị tỷ phú bằng công nghệ chỉnh sửa ảnh. Dù vậy, rất ít người nhận ra. Đa số bị thu hút và "tìm bằng được" nơi bán đôi sneakers đó.

Sau này, đôi giày mới được bán ra với giá 15.000 USD trong buổi đấu giá. Có người thậm chí đã trả 40.000 USD khi chưa nhận ra đây chỉ là sản phẩm ảo.

Elon Musk và đôi giày của ông không mở ra kỷ nguyên mới. Tuy nhiên, nó cũng là dấu mốc quan trọng trong thế giới thực, ảo lẫn lộn mà ngành thời trang sẽ phải chứng kiến tới đây.

Lý do BlackPink mặc đồ không giống ai

Dù mặc cùng bộ đồ, các thành viên BlackPink vẫn trông khác biệt khi trang phục của họ được cắt bỏ nhiều để tôn dáng.

Diễn viên mặc váy giống Công nương Diana

Elizabeth Debicki - diễn viên thủ vai Công nương Diana trong ''The Crown 5'' - gây chú ý với hình ảnh giống hệt "bản gốc".

Dĩ An

Bạn có thể quan tâm