Chính các phụ huynh trẻ ở Sài Gòn cũng không hiểu “thổi xôi” là cái gì. Cứ hỏi mình. Tại sao không dùng động từ đơn giản như “nấu cơm”, “nấu xôi”... mang tính phổ quát hơn cho toàn đất nước mà cứ sính các đặc ngữ miền Bắc vào.
Hôm họp phụ huynh, lớp bị chia làm ba phe cãi nhau vui phết: Phe đầu tiên thì nghĩ như mình Bà nội thổi xôi = Bà nội nấu xôi.
Đúng thứ tự. |
Phe thứ hai thì cho rằng Bà nội thổi xôi = Bà nội thổi xôi... cho nguội! (suy diễn chắc xôi mới nấu còn nóng). Phe thứ ba thì im lặng không quyết định được do sách không có hình minh họa.
Cuối cùng đợi cô giáo vào lớp hỏi... thì thật bất ngờ cô giáo nói trước đây cô cũng không hiểu nghĩa câu này, sau trường phải điện lên phòng giáo dục, phòng giáo dục quận bảo chờ hai tuần để có trả lời từ sở, tiếp tục chờ thêm một tuần nữa.
Cuối cùng có công văn trả lời xuống rằng Bà nội thổi xôi = Bà nội nấu xôi.
Sách giáo khoa viết mà đến giáo viên và phụ huynh còn bí thì hỏi đem dạy con trẻ thế nào đây? Ngoài ra sách lớp 1 không nên dùng các từ quá chuyên sâu “chẻ lạt”, “nghề giã giò”, “gà gô”, “gà ri”... cho học sinh lớp 1.
Một trong những chữ quá chuyên sâu là “tre ngà”, sách lớp 1 vẽ hình qua loa nên không biết tre ngà thật sự ngoài đời ra sao, có giáo viên đành cho học sinh viết “tre già” (đề cương ôn tập).
Khi mình phát hiện điều này nói với cô giáo thì cô thừa nhận: vì “tre ngà” khó hiểu và khó giải thích cho bé lớp 1 quá nên em cho các bé viết thành... “tre già”!
Sai cả thứ tự
Sai thứ tự. |
Trong sách Tiếng Việt lớp 1 (NXB Giáo Dục, tái bản lần thứ 11, số 02/13. In xong và nộp lưu chiểu tháng 1/2013) ở tập 2, một số hình ảnh và chú thích không theo thứ tự.
Nếu như đây là bài tập để học sinh chỉ ra các đồ vật thì nên đưa như thế; đằng này có những hình ảnh chú thích đúng thứ tự, có những hình ảnh thì sai, như vậy sẽ khiến học sinh nhầm lẫn hình ảnh đồ vật. Tôi mong rằng những sai sót như thế này cần sớm được chỉnh sửa.