![]() |
Câu 1: Thành phố nào cao nhất châu Á?
Theo World Atlas, nằm ở độ cao lên tới 2.320 m so với mực nước biển, Thimphu chính là thành phố cao nhất châu Á hiện nay. Đây cũng là thành phố - thủ đô cao thứ 3 trên thế giới, sau La Paz (Bilivia) và Quito của Ecuado. |
![]() |
Câu 2. Thành phố này thuộc quốc gia nào?
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Thimphu là thủ đô của Vương quốc Bhutan. Thimphu được xây dựng làm thủ đô từ năm 1955. Đến năm 1961, thành phố này chính thức trở thành thủ đô của Bhutan. |
![]() |
Câu 3: Thành phố Thimphu thuộc khu vực nào?
Theo World Atlas, thành phố Thimphu thuộc khu vực Nam Á. Thimphu tọa lạc tại trung tâm miền tây Bhutan. Nó và vùng thung lũng xung quanh tạo nên một phần của Dzongkhag Thimphu. Với vai trò trung tâm chính trị và kinh tế của Bhutan, thành phố Thimphu đóng góp tới 45% GNP của quốc gia Nam Á này. |
![]() |
Câu 4: Thimphu là thành phố không có…?
Theo BBC, Bhutan là quốc gia hiếm hoi trên thế giới không sử dụng đèn xanh, đỏ để điều tiết giao thông nơi công cộng. Cảnh sát giao thông là lực lượng thay thế. Thủ đô Thimphu của nước này cũng là thành phố duy nhất trên thế giới không có đèn tín hiệu giao thông. |
![]() |
Câu 5: Thủ đô Thimphu nằm dọc theo sông nào?
Theo World Atlas, thủ đô Thimphu nằm gọn trong thung lũng dọc sông Raidāk (sông Thimphu) giữa những rặng núi có độ cao biến thiên từ 2.000-3.800 m so với mực nước biển. Thành phố có khí hậu cận nhiệt đời vùng cao ảnh hưởng bởi gió mùa, thường khá ôn hòa và ấm áp. |
![]() |
Câu 6: Nhận xét nào chính xác về thủ đô Thimphu của Bhutan?
Do nằm ở độ cao lớn, địa hình phức tạp, thủ đô Thimphu không có sân bay. Một tuyến đường được xây dựng ở Thimphu để nối với sân bay Paro cách đó 64 km. Paro cũng chính là sân bay quốc tế duy nhất ở Bhutan. |
Côte d'Ivoire - quốc gia có nhiều ngà voi
Côte d'Ivoire là quốc gia thuộc khu vực châu Phi. Trong quá khứ, nước này nổi tiếng là nơi có nhiều ngà voi.
Hôn gió để gọi bia trong bữa tiệc
Tại đất nước này, người dân có tập quán kỳ lạ. Để gọi bia, người ta không dùng ngôn ngữ, mà thay bằng nụ hôn gió.
Leonardo Da Vinci thiết kế công trình nào để chống dịch bệnh?
Sống vào giai đoạn bệnh dịch hạch hoành hành, Leonardo Da Vinci đã thiết kế công trình để đối phó căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.