Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thủ khoa Thương mại lo lắng trên hành trình tìm việc

Khá tự tin với khối lượng kiến thức và kĩ năng học tập trên trường, thủ khoa Trường ĐH Thương mại Hoàng Yến vẫn không khỏi lo lắng với công việc tương lai. Hiện nay, cô vẫn chưa thể tìm được công việc phù hợp.

Thủ khoa Thương mại lo lắng trên hành trình tìm việc

Khá tự tin với khối lượng kiến thức và kĩ năng học tập trên trường, thủ khoa Trường ĐH Thương mại Hoàng Yến vẫn không khỏi lo lắng với công việc tương lai. Hiện nay, cô vẫn chưa thể tìm được công việc phù hợp.

“Món quà thủ khoa” dành cho người bố thương binh

Sinh ra trong gia đình cả bố mẹ đều làm giảng viên ĐH là một niềm may mắn không phải ai cũng có được. Nhưng động lực lớn nhất giúp Hoàng Yến phấn đấu để 16 năm ngồi trên ghế nhà trường luôn đạt danh hiệu xuất sắc nhất đó chính là người bố thương binh. Cô thủ khoa trường ĐH Thương mại đầy xúc động nhắc lại: “Năm 1970, khi chưa học xong lớp 10 (hệ 10 năm), bố em xung phong vào bộ đội và tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Nơi chiến trường đầy ác liệt ấy, nhiều người đồng đội của bố em đã ngã xuống vì sự bình an của Tổ quốc.

Vũ Hoàng Yến Thủ khoa ĐH Thương mại

Bố em may mắn trở về nhưng một phần cơ thể thì mãi ở lại mảnh đất ác liệt đó. Mặc dù là thương binh nhưng bố đã rất nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để thi đỗ vào trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn. Sau đó, bố em trở thành giảng viên đại học”. Vì sự phấn đấu nỗ lực không mệt mỏi người cha thương binh đó, suốt những năm học PTTH cũng như ĐH, Hoàng Yến luôn cố gắng để trở thành người đứng đầu.

Kinh nghiệm trở thành thủ khoa

Cô thủ khoa này chia sẻ kinh nghiệm để có thể đạt được thành tích đó chính là việc tập trung nghe giảng trên lớp. “Nếu bạn tập trung nghe giảng trên lớp, cố gắng hiểu hết những gì thầy cô giảng thì chúng ta sẽ không phải mất nhiều thời gian cho việc học”.

Quan điểm của Hoàng Yến là việc học luôn cần được gắn với thực tiễn. “Những gì học được thể hiện một cách rất cụ thể, sinh động, nhưng chưa thể phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong thực tế. Chính vì thế, em luôn dành thời gian nghiên cứu, cập nhật, quan sát, lí giải các sự kiện diễn ra quanh mình”.

Bên cạnh đó, trong khi học Yến còn thường xuyên tự đặt ra các câu hỏi cho mình để kết nối các vấn đề lại với nhau. Việc học nhóm, tích cực thảo luận với các bạn và mạnh dạn trao đổi với các thầy cô cũng là một bí quyết thành công trong học tập của thủ khoa ĐH Thương Mại.

Với Hoàng Yến sự tích cực và chủ động chính là cách để đạt được thành tích cao trong học tập.

Thủ khoa cũng lo thất nghiệp

Cô chia sẻ: “Một sinh viên có tính ỉ lại, không chịu tự học, tự tìm tòi, thì dù có chăm chỉ đến mấy, tất cả những kiến thức bạn ấy có được đều là những kiến thức do người khác truyền đạt. Những kiến thức ấy sẽ bị lãng quên rất nhanh và thường là không thể đạt được kết quả cao. Điều đó dẫn đến việc không đáp ứng được yêu cầu công việc.

Khi ra trường hầu hết sinh viên đều bị thiếu hụt kiến thức thực tế, chưa có kinh nghiệm làm việc, cộng thêm việc các kĩ năng mềm như Tiếng Anh, Tin học, khả năng giao tiếp … còn yếu.

Có một thực tế là sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường về các cơ quan hay doanh nghiệp phần lớn đều phải đào tạo lại. Ngay cả khi đã khá tự tin với khối lượng kiến thức và kĩ năng học tập trên trường, Hoàng Yến vẫn không khỏi lo lắng với công việc tương lai.

Hiện nay, cô thủ khoa ĐH Thương Mại cũng chưa thể tìm được công việc phù hợp cho mình. Chính vì vậy, theo Hoàng Yến việc học tập trong nhà trường là một phần, ngoài ra còn phải tự rèn luyện và luôn nỗ lực cố gắng phấn đấu mới có thể đạt được thành công.

Theo Giáo Dục Việt Nam

Theo Giáo Dục Việt Nam

Bạn có thể quan tâm