Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thủ tục hành chính nào cần có giấy xác nhận thông tin về cư trú

Những công dân ở một số nơi được yêu cầu đến cơ quan công an để xin xác nhận thông tin cư trú, là có liên quan đến thủ tục đăng ký kết hôn.

Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú không còn giá trị sử dụng trong các thủ tục hành chính từ ngày 1/1. Thay vào đó, cơ quan chức năng quản lý thông tin về cư trú của công dân trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Sau khi 2 loại giấy tờ trên hết hiệu lực sử dụng, nhiều công dân phản ánh một số cơ quan hành chính các cấp vẫn yêu cầu giấy xác nhận thông tin về cư trú khi giao dịch. Điều này gây ra nhiều bất cập, tốn kém thời gian.

Nói về tình trạng trên, đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) khẳng định từ ngày 1/1, tổ chức và cá nhân thực hiện một trong 7 phương thức do Bộ Công an hướng dẫn để sử dụng thông tin công dân thay việc xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

Cục C06 nhấn mạnh trường hợp cán bộ hành chính ở UBND các cấp hoặc đơn vị khác mà có đủ điều kiện thực hiện giao dịch, nhưng không sử dụng các phương thức nêu trên để chứng minh nơi cư trú, mà vẫn buộc dân phải ra công an cấp xã xin giấy xác nhận cư trú là “hành dân”.

Xac nhan cu tru anh 1

Trong 7 phương thức nêu trên, Bộ Công an nêu rõ sử dụng CCCD gắn chip (phương thức thứ nhất) là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cư trú. Khi công dân xuất trình thẻ gắn chip theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, thì các đơn vị không được yêu cầu công dân trình thêm giấy tờ khác chứng nhận thông tin về căn cước.

Theo cơ quan chức năng, đa số công dân ở một số nơi được yêu cầu đến cơ quan công an để xin xác nhận thông tin cư trú, là có liên quan đến thủ tục đăng ký kết hôn. Thủ tục này cần xác nhận cư trú do nhiều trường hợp có biến động chỗ ở, nên thông tin cư trú chưa thể hiện được hết trong cơ sở dữ liệu.

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Hà Thị Khuyên (Đoàn luật sư Hà Nội) đánh giá để thực hiện chủ trương số hóa hệ thống dân cư, thì nhiệm vụ Chính phủ giao cho Bộ Công an đã cơ bản hoàn thành. Song thực tế cho thấy một số cơ quan hành chính Nhà nước chưa trang bị được các trang thiết bị quét thông tin trên CCCD gắn chip để lấy dữ liệu.

Dẫn Khoản 4 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP, luật sư Khuyên phân tích các loại giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú gồm: Căn cước công dân, chứng minh nhân dân, giấy xác nhận thông tin về cư trú, giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Theo luật sư, hiện chỉ có hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở, thì khi làm các thủ tục này người dân cần có giấy xác nhận thông tin về cư trú. Lý do là nhiều cơ quan, tổ chức hành nghề công chứng, chứng thực, cơ quan đăng ký đất đai vẫn chưa đồng bộ hệ thống, chưa có thiết bị quét mã QR trên CCCD.

Để hiểu hơn về Bộ luật hình sự, trách nhiệm hình sự, 55 cặp tội danh dễ nhầm lẫn trong Bộ luật hình sự hay những quy định về xử phạt hành chính, khiếu nại, tố cáo… mời độc giả của Zing truy cập Tủ sách Pháp luật.

Bên cạnh đó, bạn đọc cũng có thể tìm hiểu các quy định về thuế thu nhập cá nhân, quy định về các khoản thưởng không phải chịu thuế hoặc Luật cư trú, Luật hộ tịch và các điều cần biết khác…

Bộ Công an đề xuất sửa đổi nhiều thông tin trên CCCD gắn chip

Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) đề xuất đổi "Quê quán" thành "Nơi đăng ký khai sinh", đổi "Nơi thường trú" thành "Nơi cư trú" trên mặt trước CCCD gắn chip.

7 phương thức giao dịch hành chính thay sổ hộ khẩu, sổ tạm trú

Người dân sử dụng CCCD gắn chip, ứng dụng VNeID, thiết bị đọc mã QR, giấy xác nhận thông tin về cư trú trong mọi giao dịch hành chính công sau khi sổ hộ khẩu hết hiệu lực.

Hoàng Lam

Bạn có thể quan tâm