Ngày 4/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thừa Thiên Huế cho biết vừa ghi nhận thêm 2 ca sốt rét ngoại lai trên địa bàn tỉnh.
Trường hợp thứ nhất, ông N.Đ.H. (47 tuổi) làm việc ở Lào được 12 năm. Tại Lào, ông H. lên cơn sốt, sau khi về nhà ở thị xã Hương Thủy có biểu hiện sốt, nhức mỏi toàn thân, rét run.
Nhân viên y tế lấy xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét. Ảnh minh họa: CDC. |
Kết quả xét nghiệm dương tính với Plasmodium vivax. Bệnh nhân được chuyển vào khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Trung ương Huế) điều trị. Hiện bệnh nhân được xuất viện khi kết quả xét nghiệm âm tính.
Trường hợp thứ hai, anh T.T.M.Ng. (36 tuổi, ở TP Huế) làm việc tại Cameroon. Anh Ng. về nhà được gần một tuần khởi phát cơn sốt, nhức mỏi cơ.
Hai ngày sau, anh Ng. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế. Xét nghiệm có kết quả dương tính với ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum.
Bác sĩ Phan Lê Quỳnh Thi, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Trung ương Huế, cho biết người bệnh sốt rét được điều trị theo phác đồ cập nhật mới nhất của Bộ Y tế năm 2023.
"Bệnh nhân Ng. sau vài ngày điều trị hạ sốt, tuy nhiên kết quả xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét trong máu vẫn cho kết quả dương tính nên tiếp tục theo dõi", bác sĩ Quỳnh Thi nói.
CDC Thừa Thiên Huế cho biết từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 5 trường hợp sốt rét ngoại lai trở về từ Angola (2 ca), Bờ Biển Ngà (1 ca), Cameroon (1 ca), Lào (1 ca).
Để con được ốm
Từ những tình huống, câu chuyện cụ thể, giải đáp của bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn hóa giải những hiểu lầm từ kinh nghiệm nuôi con dân gian truyền lại. Sách cũng lý giải một cách khoa học những thông tin chưa đúng đắn đang được lưu truyền hiện nay, mang đến góc nhìn đúng cho mỗi hiện tượng, sự việc với những kiến thức y khoa hiện đại.
Cuốn sách Để con được ốm giúp các bậc phụ huynh trang bị kiến thức trong việc chăm sóc trẻ một cách khoa học. Đi sâu vào vấn đề sức khỏe cùng những bất cập, tranh luận về chăm sóc con trẻ giữa các thế hệ trong gia đình Việt, cuốn sách trở nên gần gũi với bạn đọc Việt.