Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

SLIDING

Thực đơn cho người tiểu đường tăng đề kháng, phòng dịch bệnh

Dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona chủng mới gây ra đang diễn tiến phức tạp. Những người có bệnh nền như tiểu đường cần chú ý phòng dịch, tăng cường đề kháng qua chế độ ăn.

Tiểu đường là bệnh mạn tính do rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Người bị tiểu đường cần có chế độ ăn uống đặc biệt, để giữ đường huyết gần với chỉ số bình thường nhất. Theo các chuyên gia NutiFood, năng lượng khẩu phần khuyến nghị dành cho người bệnh gồm: 50-60% từ chất bột đường, 14-20% từ chất đạm và 20-25% từ chất béo. Người tiểu đường cần chia nhỏ bữa ăn (4-5 bữa/ngày), ăn cân đối, đủ chất và đa dạng.

Để giúp ổn định đường huyết, người bệnh cần tăng cường rau củ, trái cây tươi ít ngọt, các loại ngũ cốc nguyên hạt để có đủ 20-22g chất xơ mỗi ngày. Người bệnh cũng nên chọn các chất bột đường dạng phức hợp, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI <55), hạn chế thực phẩm có chỉ số GI cao và nên ăn đúng giờ, không bỏ bữa.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn tiến phức tạp, người bị tiểu đường là đối tượng dễ bị dịch bệnh tấn công do có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém. Để giúp cơ thể khỏe mạnh, ổn định đường huyết và tăng sức đề kháng, bệnh nhân tiểu đường nên chọn thực phẩm giàu vitamin A, D, C, E, kẽm, sắt, selen, bổ sung thêm lợi khuẩn… theo hai thực đơn gợi ý dưới đây.

Thuc don cho nguoi bi tieu duong anh 1

THỰC ĐƠN 1.400 KCAL

Bữa sáng

Theo các chuyên gia, một bữa sáng cân bằng với lượng tinh bột, đạm, béo, rau và trái cây đầy đủ sẽ giúp người bệnh có năng lượng khởi đầu ngày mới và ổn định đường huyết, tăng sức đề kháng.

Thịt gà giàu đạm và kẽm, có hàm lượng choresterol thấp (khi bỏ phần da và chỉ ăn phần thịt trắng), cùng với giá đỗ, rau thơm, tỏi… cung cấp nhiều vitamin, chất kháng khuẩn và chất xơ, rất tốt trong mùa dịch bệnh.

Thuc don cho nguoi bi tieu duong anh 2

Bữa phụ sáng

Theo khuyến nghị, người bệnh cần chia nhỏ các bữa ăn trong ngày (3 bữa chính kèm 2-3 bữa phụ), để không quá no hay quá đói.

Như người bình thường, người bệnh tiểu đường cũng cần sữa để bổ sung canxi, phòng chống loãng xương. Sữa còn cung cấp nhiều dưỡng chất khác, tiện lợi và ngon miệng. Tuy nhiên, người bệnh nên lựa chọn loại sữa đặc trị dành riêng cho người tiểu đường, hoặc sữa không đường và giảm béo/không béo. Đặc biệt, sữa Diabet Care Diamond với chỉ số đường huyết rất thấp (GI=26,9) sẽ giúp hỗ trợ ổn định đường huyết, hạn chế biến chứng và giàu nano canxi, vitamin K2, D3 giúp tăng hấp thu canxi, bổ sung vitamin A, B, E, C, kẽm... hỗ trợ củng cố sức đề kháng cho người bệnh.
Thuc don cho nguoi bi tieu duong anh 3

Bữa trưa

Theo chuyên gia NutiFood, cơ thể cần 60-90 chất dinh dưỡng mỗi ngày. Để đảm bảo cung cấp đủ chất, người tiểu đường cần đa dạng hóa thực phẩm trong bữa ăn và đổi món thường xuyên.

Trong đó, chất đạm rất quan trọng và không thể thiếu đối với hệ miễn dịch, gồm thịt heo, gà, bò, thủy hải sản, đậu đỗ, đậu hũ, nấm, rong biển... Người bệnh nên ăn cá ít nhất 3 lần cá mỗi tuần.

Thuc don cho nguoi bi tieu duong anh 4

Bữa phụ xế

Bữa phụ thứ hai trong ngày sẽ giúp người tiểu đường duy trì mức đường huyết và năng lượng để vận động, sinh hoạt. Sữa chua không đường giàu đạm, canxi, cung cấp lợi khuẩn, cùng thanh long ít ngọt, giàu vitamin và chất xơ là lựa chọn phù hợp giúp người bệnh ngon miệng, đủ chất, tăng sức đề kháng.

* Nếu người bệnh đang dùng insulin thì bữa phụ lúc xế chiều nên chuyển sang buổi tối (trước lúc ngủ) để tránh hạ đường huyết ban đêm.
Thuc don cho nguoi bi tieu duong anh 5

Bữa chiều

Với người bị tiểu đường, các bữa ăn bên cạnh việc cung cấp cân đối thành phần đạm, đường, béo, vitamin và chất khoáng thì cần lưu ý bổ sung đủ chất xơ. Các loại rau lá, rau củ, trái cây tươi, ít ngọt, đậu đỗ nguyên hạt, gạo ít chà xát, gạo lứt, lúa mạch, yến mạch nguyên hạt… là nguồn cung cấp chất xơ tốt.

Mỗi ngày người bệnh cần ăn 300-400g rau củ và 200-300g trái cây tươi ít ngọt, và nên chia đều trong các bữa ăn chính và phụ.

Bạn cũng cần cân đối chất đạm từ động vật và thực vật trong thực đơn. Đậu hũ và nấm không chỉ cung cấp chất đạm thực vật, giàu khoáng chất, lại có chỉ số GI thấp (10-15) mà còn có hương vị thơm ngon

Thuc don cho nguoi bi tieu duong anh 6

THỰC ĐƠN 1.600 KCAL

Bữa sáng

Với thực đơn 1.600 kcal cho người bị tiểu đường, bữa sáng nên chiếm 25-30% năng lượng cả ngày (350-400 kcal), với các tiêu chí: đủ chất, nhanh gọn và chỉ số GI thấp.

Người bệnh có thể chọn món bánh canh thịt heo ăn với rau giá. Bạn chỉ cần xào qua nấm với thịt, trước khi cho nước dùng và đun sôi, rồi cho bánh canh vào. Một quả quýt tráng miệng sẽ giúp bạn bổ sung vitamin C, tăng sức đề kháng.

Thuc don cho nguoi bi tieu duong anh 7

Bữa phụ sáng

Bữa phụ đầu tiên trong ngày sẽ bổ sung cho người bệnh đủ năng lượng và góp phần ổn định đường huyết. Bạn có thể dùng 1/2 ly sữa dành riêng cho người bị tiểu đường.

Diabet Care Diamond là sản phẩm dinh dưỡng cao cấp dành riêng cho người bệnh tiểu đường, với chỉ số đường huyết rất thấp (26,9), giàu chất xơ, canxi và vitamin, giúp tăng cường sức đề kháng và sức khỏe tim mạch cho người bệnh, nhất là trong mùa dịch bệnh.

Thuc don cho nguoi bi tieu duong anh 8

Bữa trưa

Bữa trưa của người bệnh tiểu đường nên chiếm 30-35% năng lượng cả ngày, nên có nhiều loại rau, củ, đậu… để tăng cường chất xơ, vitamin. Đạm được lấy từ thịt bò và tôm, vừa giàu protein, khoáng chất vừa ít chất béo, phù hợp với người tiểu đường.

Với hoa quả tráng miệng, bạn có thể đổi món với bưởi. Loại quả này rất giàu vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa, đồng thời giúp dễ tiêu, cải thiện tình trạng táo bón thường gặp.
Thuc don cho nguoi bi tieu duong anh 9

Bữa phụ xế:

Giữa buổi chiều, người bệnh tiểu đường có thể bổ sung năng lượng bằng món dưa hấu dầm sữa chua không đường. Vị ngọt tự nhiên của dưa hấu kèm vị thanh mát của sữa chua sẽ đem lại cảm giác ngon miệng, cũng như cung cấp nhiều vitamin và canxi cho cơ thể.

* Nếu người bệnh đang dùng insulin thì bữa phụ lúc xế chiều nên chuyển sang buổi tối (trước khi ngủ) để tránh hạ đường huyết ban đêm.
Thuc don cho nguoi bi tieu duong anh 10

Bữa tối

Người bị bệnh tiểu đường không cần kiêng khem quá mức. Điều quan trọng là chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin giúp tăng cường sức đề kháng, giảm cảm giác mệt mỏi.

Bên cạnh đó, người bệnh nên chọn các cách chế biến như hấp, kho, xốt, canh hay luộc sẽ tốt cho sức khỏe. Bạn nên hạn chế các chất béo không tốt từ bơ, mỡ thịt, da, nội tạng, dầu cọ, dầu dừa cũng như hạn chế các cách chế biến như hầm nhừ, nghiền (xay) nhuyễn, ép lấy nước hay nướng vì các cách chế biến này làm tăng chỉ số đường huyết của thực phẩm.

*Lưu ý: Lượng thực phẩm trong thực đơn là lượng sống sạch và ăn được, đã trừ ra thải bỏ.

Giang Hoàng Linh - Nguyên Phương

Bình luận

Bạn có thể quan tâm