Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thực đơn khi tiêu chảy

Ưu tiên hàng đầu trong điều trị tiêu chảy là cân bằng vi khuẩn có lợi và có hại trong đường ruột, bổ sung nước cùng chất điện giải.

Sapochê (hồng xiêm)

Chất tanin trong quả Sapochê khi còn xanh có tác dụng như một vị thuốc tốt để điều trị tiêu chảy. Chính chất tanin này tạo nên vị chát cho Sapochê, nhưng khi chín, chất tanin được chuyển đổi gần như hoàn toàn nên quả có vị ngọt.

Lấy khoảng 15-20g quả hồng xiêm xanh sắc với 200ml nước, đun đến khi cạn còn 100ml nước. Dùng nước này uống sau khi ăn khoảng 15 phút, chia làm hai lần trong ngày. Không chỉ trong quả Sapochê xanh mà vỏ cây hồng xiêm cũng chứa nhiều tanin nên cũng được sử dụng làm thuốc chữa tiêu chảy. Phương pháp sử dụng tương tự như quả hồng xiêm, nhưng chỉ dùng từ 6-10g vỏ thân cây.

Chuối

SOS: Phần lớn nguyên nhân gây tiêu chảy là do: uống phải nước nhiễm bẩn, giữ vệ sinh kém, bị nhiễm khuẩn hoặc do thuốc gây ra. Tiêu chảy có thể dẫn đến suy dinh dưỡng do thức ăn qua ruột quá nhanh, cơ thể không sử dụng chúng làm năng lượng được, và do người bệnh ăn ít vì giảm cảm giác ngon miệng. Khi bị tiêu chảy cơ thể mất nhiều nước, nếu mất nước mức độ nặng sẽ gây nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Tiêu chảy có thể làm mất cân bằng các chất điện phân trong cơ thể. Với hàm lượng lớn kali, ăn chuối sẽ giúp cung cấp trở lại các chất điện phân cần thiết mà cơ thể có thể bị mất trong quá trình tiêu chảy. Ngoài ra, chuối chứa chất xơ hòa tan pectin có thể hấp thụ các chất lỏng ở ruột. Một loại chất xơ khác cũng có trong thành phần của chuối đó là inulin, đây là một prebiotic, chất thúc đẩy sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi (men vi sinh) trong hệ thống ruột.

Sữa chua

Người ta thường khuyến cáo tránh dùng các sản phẩm từ sữa khi bị tiêu chảy, tuy nhiên sữa chua là một ngoại lệ. Sữa chua chứa các vi khuẩn sống như lactobacillus acidophilus và bifidobacterium bifidum. Những lợi khuẩn này giúp rút ngắn thời gian bị tiêu chảy nhờ lập lại cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột.

Trà thảo mộc

Hai loại trà đặc biệt tốt cho người mắc tiêu chảy là trà bạc hà và và trà hoa cúc.

- Trà bạc hà: Bạc hà có tác dụng làm dịu hệ thống tiêu hóa. Nó được cho là lành tính và xoa dịu các cơ bên trong ruột, giảm sự co thắt. Bạc hà cũng mang lại hiệu quả trong điều trị bệnh đường ruột .

- Trà cúc la mã: Hoa cúc có vị đắng, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc. Uống trà hoa cúc có tác dụng trong việc giảm viêm nhiễm đường ruột và làm dịu các cơn co thắt thành ruột, quặn ruột.

Ổi

Tác dụng chữa tiêu chảy của loại quả này nhờ trong ổi rất giàu chất làm se, hợp chất có tác dụng làm co rút các thành phần khác trong cơ thể. Hợp chất kiềm trong quả ổi mang lại hiệu quả khử trùng và chứa đặc tính kháng khuẩn, có lợi trong việc chống lại các vi khuẩn khi mắc bệnh lỵ.

Ngoài ra, các chất dinh dưỡng khác trong ổi như vitamin C, carotenoids và kali giúp tăng cường và củng cố hệ thống tiêu hóa và có tác dụng chữa lành vết viêm dạ dày. Bên cạnh đó, cũng giống như chuối xanh, trong quả ổi xanh có hàm lượng tanin cao giúp cầm tiêu chảy.

http://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/thuc-don-khi-tieu-chay-15892/

Theo chuyên đề SKGĐ (Nhà XB Y học)

Bạn có thể quan tâm