Trong nghiên cứu, các tình nguyện viên dành 3 đêm ngủ cho nghiên cứu. Sau đêm đầu tiên, những người tham gia ngủ 8 giờ nhưng bị đánh thức nhiều lần và những người ngủ muộn cho biết, tâm trạng tích cực của họ giảm nhẹ còn suy nghĩ tiêu cực tăng cao thông qua cảm xúc vui vẻ hoặc tức giận.
Các nhà nghiên cứu tìm thấy sự khác biệt đáng kể xuất hiện sau đêm thứ hai. Nhóm bị gián đoạn giấc ngủ đã giảm 31% tâm trạng tích cực, trong khi nhóm ngủ muộn chỉ giảm 12% so với ngày đầu tiên. Nhóm chuyên gia cho biết, họ không tìm thấy sự thay đổi tâm trạng tiêu cực giữa hai nhóm trong ba ngày.
TS. Patrick Finan, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết: “Khi giấc ngủ bị gián đoạn, cơ thể bạn không có thời gian để tiếp nhận thông tin phát triển. Giấc ngủ là chìa khóa của sự phục hồi”.
So với các nhóm đi ngủ muộn, nhóm thức giấc giữa đêm có thời gian ngủ sâu ngắn và bước sóng chậm. Giấc ngủ bị gián đoạn ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác nhau của tâm trạng tích cực. Nó không chỉ làm giảm năng lượng, giảm nhạy bén mà còn giảm sự cảm thông và thân thiện. TS. Finan cho biết thêm, ảnh hưởng của việc gián đoạn giấc ngủ có thể tích lũy và gây nên những tác động tiêu cực nghiêm trọng nếu kéo dài.