Chuyên gia lo ngại rằng với thực trạng tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn quá nhiều sẽ gia tăng bệnh tật, nguy cơ ung thư.
Nhận biết thực phẩm siêu chế biến
Đặc trưng của thực phẩm siêu chế biến là chúng chứa các thành phần lạ, không thường được sử dụng trong nấu ăn hàng ngày như các phụ gia để ngụy trang hoặc biến thực phẩm có cảm quan như chưa qua chế biến hoặc chế biến tối thiểu, bao gồm casein, lactose, whey, gluten, dầu hydro hóa, protein hydrolysed, protein đậu nành cô đặc, maltodextrin, xi-rô ngô hàm lượng cao fructose (HFCS)…
Tuy nhiên, trong thực phẩm siêu chế biến từ bánh kẹo cho đến những loại súp đóng hộp có chứa nhiều hương vị nhân tạo, chất phụ gia, rất khó để nhận ra và không thể đọc được trong danh sách các thành phần gây hại sinh ra qua quá trình chế biến có trong thực phẩm đó.
Thực phẩm siêu chế biến rất hấp dẫn bởi chúng thường rẻ hơn và ngon miệng do có hàm lượng đường, muối và chất béo bão hòa cao; được bán rộng rãi trên thị trường, có thể ăn ngay và thời hạn sử dụng dài.
Tuy tiện lợi và ngon miệng, việc tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến (bao gồm bánh mì tinh chế, cùng với với bánh kẹo và thịt chế biến) có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tăng huyết áp và ung thư.
Ăn nhiều thịt chế biến như xúc xích cũng đã được cho là tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Trường hợp thường xuyên ăn thực phẩm chế biến sẵn cũng có nhiều khả năng bị bệnh tim và các vấn đề về tuần hoàn hoặc đái tháo đường.
Sử dụng nhiều thực phẩm siêu chế biến có thể dẫn đến tăng huyết áp, bệnh tim mạch, béo phì và ung thư. Ảnh: Sức Khỏe Đời Sống. |
Mối liên quan với ung thư?
Trước đây, chế biến và sản xuất thực phẩm theo lối công nghiệp đã bị cáo buộc làm giảm chất lượng và độ dinh dưỡng của thực phẩm. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng thấp không phải là nguyên nhân gây ung thư.
Có thể lượng đường, chất béo và muối cao trong thực phẩm siêu chế biến là vấn đề, hoặc cũng có thể một chất phụ gia đã được sử dụng. Tác nhân đầu tiên đề cập đến là thủ phạm gây ung thư bao gồm cả các chất có trong bao bì thực phẩm. Một khả năng khác là các hợp chất có khả năng gây ung thư, như acrylamide, sinh ra trong quá trình chế biến thực phẩm công nghiệp.
Với lo ngại việc chế biến thực phẩm đã và đang làm biến đổi thuộc tính của chúng, qua đó ảnh hưởng chế độ dinh dưỡng và nguy cơ sức khỏe của con người trong vài thập niên trở lại đây, trong một nghiên cứu quy mô lớn và mang tính đột phá, các nhà khoa học chỉ ra mối liên hệ giữa thực phẩm siêu chế biến với ung thư. Theo đó, cứ mỗi 10% thực phẩm siêu chế biến có trong khẩu phần, nguy cơ mắc ung thư sẽ tăng thêm 12%.
Các loại thực phẩm nên hạn chế ăn
Khoai tây chiên có thể là một món ăn ưa thích của nhiều người. Tuy nhiên, món ăn này rất có hại cho sức khỏe nếu bạn ăn quá nhiều. Khoai tây chiên có chứa hương nhân tạo, màu nhân tạo và chất bảo quản, đồng thời chứa nhiều chất béo bão hòa gây tắc động mạch.
Ngoài ra, chất béo bão hòa còn làm giảm lượng cholesterol tốt và làm tăng lượng cholesterol xấu. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hơn nữa, khoai tây chiên có thể chứa cái loại axit béo gây hại cho cơ thể. Vì thế, tốt hơn hết nên tránh xa loại thức ăn này.
Cũng có thể chọn loại khoai tây chiên, bắp rang bơ làm từ ngô xanh hữu cơ - chứa hàm lượng calo thấp, giàu chất xơ và chất chống ôxy hóa. Tốt hơn nữa, bạn có thể tự làm món ăn vặt gây nghiện này tại nhà.
Thịt xông khói và xúc xích: Xúc xích được làm từ thịt nhiều mỡ, xúc xích giàu năng lượng nhưng lại ít dinh dưỡng, không hề có lợi cho sức khỏe. Xúc xích chứa hóa chất, chất phụ gia, chất bảo quản, buộc gan phải hoạt động nhiều để giải độc cho cơ thể.
Cả thịt xông khói và xúc xích đều là loại thực phẩm được chế biến rất ngon nhưng nó chứa hàm lượng cao natri, chất béo bão hòa và nhiều chất bảo quản, sử dụng nhiều có thể dẫn đến tăng huyết áp, bệnh tim mạch và béo phì.
Bánh ngọt đóng gói: Những chiếc bánh ngọt đựng trong bao bì nylon có vẻ không hỏng trong nhiều năm thực ra chứa đầy đường và chất bảo quản. Chính vì vậy, nó mới có tuổi thọ lâu đến thế. Hãy dùng các loại bột thay thế giàu dinh dưỡng cho bột mì trắng tinh luyện như đậu gà hay bột hạnh nhân.
Ngoài ra, nên cắt giảm lượng đường và bơ bằng cách sử dụng những sản phẩm tốt cho sức khỏe hơn có sử dụng từ bơ hạnh nhân, yến mạch và quế.
Một số loại bánh mì: Bạn hẳn đã biết tránh xa các loại bánh mì trắng siêu tinh luyện và thay bằng bánh mỳ ngũ cốc giàu chất xơ. Nhưng chọn được đúng ổ bánh mì có thể không hề dễ bởi ngay cả những loại có vẻ tốt cho sức khỏe cũng có thể chứa chất phụ gia.
Bánh mì là một trong những loại thực phẩm mà người dùng rất cần chú ý khi đọc thành phần của nó. Người tiêu dùng nên tìm kiếm loại bánh nguyên cám hoặc không gluten, không chứa chất phụ gia, chất bảo quản.
Nếu nghi ngờ, bạn hãy kiểm tra khu vực thực phẩm đông lạnh. Bởi một số loại bánh mỳ tốt cho sức khỏe nhất cần phải được đông lạnh do chúng không chứa bất cứ chất bảo quản nào.
Mì ăn liền là món ưa thích của nhiều người, đặc biệt là sinh viên do sự tiện lợi của nó. Tuy nhiên, một gói mì có thể chứa gần 2.000 mg natri, cao hơn 500 mg so với mức mà cơ thể cần hấp thụ.
Do vậy, sử dụng nhiều mì ăn liền dễ làm tăng huyết áp và có nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Ngoài ra, mì ăn liền có rất ít chất dinh dưỡng. Chất béo có trong mì ăn liền có thể là nguyên nhân khiến cơ thể thừa cholesterol.
Nước ngọt có ga: Đã đến lúc nên loại bỏ nước ngọt có ga, kể cả loại dành cho người ăn kiêng, ra khỏi gian bếp của bạn. Ngoài thực tế loại đồ uống này chẳng có chút giá trị dinh dưỡng nào, nó còn chứa chất tạo ngọt nhân tạo như aspartame, saccharin và sucralose cũng như liên quan tới chứng đau đầu, trầm cảm và tăng nguy cơ đái tháo đường typ 2.