![]() |
Hàng dài người dân đợi đến lượt đi vệ sinh tại một khách sạn nằm trên đường Đồng Khởi, quận 1, TP.HCM, rạng sáng ngày 30/4. Ảnh: Linh Huỳnh. |
1h sáng 30/4, Hoàng Linh (ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) xếp hàng khoảng 30 phút chờ đi vệ sinh tại một tiệm gội đầu dưỡng sinh trên đường Hồ Huấn Nghiệp (quận 1). Địa điểm này gồm 3 lầu, mỗi lầu đều có khoảng 10 người chờ đợi đến lượt vào toilet. Chủ tiệm thu 15.000 đồng cho một lượt khách như vậy.
Ngoài ra, cơ sở cũng cho thuê chỗ ngủ với giá 150.000 đồng/giờ, miễn phí đối với nhóm khách là gia đình có trẻ nhỏ. Khách sẽ được ngả lưng trên giường spa, có điều hòa và rèm che kín đáo.
![]() |
Một tiệm spa thu phí khách 15.000 đồng/lượt sử dụng nhà vệ sinh. Ảnh: M.V. |
Cùng thời điểm, một khách sạn trên mặt đường Tôn Đức Thắng mở cửa hỗ trợ người dân đi vệ sinh miễn phí. Đơn vị này cũng bố trí khu vực nằm nghỉ tạm, giúp một số người hồi sức trong thời gian chờ đợi xem diễu binh, diễu hành. Tại đây, người dân được tặng nước suối và bánh mì que, tiếp sức sau nhiều giờ ngồi ngoài trời.
Rạng sáng, càng gần giờ bắt đầu đại lễ, dòng người đổ ra các trục đường diễu binh, diễu hành càng đông.
Trước đó, khoảng 23h ngày 29/4, khu vực bến Bạch Đằng đông nghịt người bởi đây là một trong số điểm "hot" có tầm nhìn thông thoáng, vừa xem được diễu binh, trực thăng kéo cờ và bắn pháo. Do đó, với nhu cầu vệ sinh, nhiều người dân buộc đổ ra những tuyến đường lân cận như Hồ Huấn Nghiệp, Thi Sách, Đồng Khởi, Đông Du... tìm kiếm nơi cho phép sử dụng toilet.
Đám đông xếp hàng trước một số khách sạn, đơn vị kinh doanh, chờ đợi 20-30 phút cho một lượt giải quyết nhu cầu cá nhân, tùy số lượng nhà vệ sinh.
Đến khoảng 5h, lực lượng công an tiến hành di chuyển người dân ra khỏi Nguyễn Huệ để chuẩn bị hoạt động diễu binh. Dù đông và nóng bức, một số du khách vẫn không bỏ cuộc. Họ tiếp tục quay trở lại các nhánh gần trục đường các khối diễu binh đi qua.
Với các món ăn phong phú và đặc sắc, Việt Nam được xếp vào danh sách những quốc gia có nền ẩm thực tuyệt vời của thế giới.
Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu hai cuốn sách Lê la quà vặt và Ăn quà xuyên Việt. Xuất bản năm 2017, đây có lẽ là những cuốn sách tranh ẩm thực đầu tiên của một tác giả Việt được xuất bản. Bằng những hình vẽ dễ thương và sinh động, vui tươi và hài hước, những trang vẽ của Đặng Hồng Quân khiến người xem như có thể mường tượng ra khung cảnh náo nhiệt của các hàng quà, thậm chí có đôi khi lộn xộn, nhôm nhoam như ngoài đời thực ta có thể vẫn bắt gặp.
> Đọc tiếp: 'Từ điển' món ngon nước Việt bằng tranh