Nghiên cứu mới của nhóm chuyên gia do Giáo sư y sinh Adrew White, đến từ Đại học Cornell (New York, Mỹ) đứng đầu phát hiện khi melanocyte (tế bào tạo sắc tố da) tích tụ một số đột biến gen, chúng có thể phát triển trở thành tế bào gây ung thư. Kết quả này đã được đăng trên Tạp chí Cell Stem Cell.
Khi da tiếp xúc với tia cực tím (tia UV), các tế bào tạo sắc tố sẽ giải phóng melanin từ nâu đậm đến đen để bảo vệ da khỏi ánh nắng. Tuy nhiên, khi tế bào gốc tạo sắc tố da đạt và vượt ngưỡng đột biến do ánh nắng chiếu vào, chúng có thể phát triển thành khối u.
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu sẽ khiến làn da của bạn bị tổn thương hoặc dẫn đến ung thư. Ảnh: Medical News Today. |
Giáo sư Andrew White nhấn mạnh: "Nếu bạn có các đột biến, u hắc tố sẽ hình thành khi bị cháy nắng. Những kích thích thông thường chỉ làm đổi màu da của bạn, thực tế nó có thể đã bắt đầu ung thư hắc tố".
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đặt giả thuyết ở Hgma2, loại gen được biểu hiện khi da tiếp xúc với tia UV. Lúc đó, nó cho phép các tế bào bào gốc tạo màu cho da di chuyển từ gốc nang lông lên bề mặt da hoặc lớp biểu bì nơi chúng giải phóng melanin.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng 2 nhóm chuột đều được chiếu tia UV đủ để kích thích "đổi màu da" trong phòng thí nghiệm để kiểm tra vai trò của Hgma2 trong việc gây ung thư hắc tố. Một nhóm chuột chỉ có đột biến tế bào gốc tạo sắc tố da, nhóm còn lại kết hợp đột biến tế bào gốc này và xóa gen Hgma2
Kết quả cho thấy những con chuột bị đột biến tế bào gốc và gen Hgma2 còn nguyên vẹn vẫn phát triển ung thư hắc tố, trong khi các con chuột đã được xóa gen Hgma2 vẫn khỏe mạnh.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn cần thêm quá trình nghiên cứu để hiểu rõ hơn về gen Hgma2 trên cơ thể.