1. HPV là gì?
Theo GS Nguyễn Bá Đức, Phó chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, HPV là một họ virus với khoảng hơn 100 type. Chúng xâm nhập vào tế bào sừng ở da, biểu mô, tế bào gai, tế bào sừng như niêm mạc bộ phận sinh dục, khoang miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản, khoang miệng… |
2. Dùng chung khăn tắm có bị lây HPV hay không?
BSCKII Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, cho biết virus HPV rất khó tiêu diệt. Chúng chỉ bị tiêu diệt hoàn toàn ở nhiệt độ 60 độ C. Do vậy, nếu dùng chung khăn tắm, quần áo với người có HPV sẽ bị lây. |
3. HPV gây ra những bệnh nào?
Theo GS Nguyễn Bá Đức, HPV là nguyên nhân trực tiếp gây ung thư cổ tử cung, ung thư vùng sinh dục, hậu môn và sùi mào gà ở cả nam lẫn nữ. |
4. Tiêm phòng HPV có tác dụng gì?
Theo GS Đức, vắc xin HPV có thể được dùng để ngăn ngừa HPV. Nếu được tiêm trước khi tiếp xúc với virus có thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung ở hầu hết phụ nữ. Ngoài ra, loại vắc xin này có thể ngăn ngừa ung thư âm đạo và âm hộ ở phụ nữ, mụn cơm sinh dục và ung thư hậu môn ở cả nam giới và nữ giới. |
5. Tiêm phòng virus HPV tốt nhất khi nào?
GS Đức khuyến cáo phụ nữ nên bắt đầu tiêm vắc xin HPV ở độ tuổi từ 9-26 tuổi. Các vắc xin hiệu quả nhất khi được tiêm trước lần quan hệ tình dục đầu tiên, ở những phụ nữ chưa bị phơi nhiễm với các type HPV được bao phủ bởi vắc xin (HPV type 6, 11, 16, 18). |
6. Nữ giới đã làm "chuyện ấy" có tiêm phòng HPV được không?
Theo bác sĩ Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam, nữ giới đang hoạt động tình dục có thể vẫn có lợi ích từ việc tiêm vắc xin nếu họ chưa bị nhiễm các type HPV được bao phủ trong vắc xin.
|
7. Người đã tiêm phòng HPV có thể mắc ung thư cổ tử cung không?
Theo bác sĩ Nguyệt, khoảng 30% trường hợp ung thư cổ tử cung là do type HPV mà vắc xin không phòng chống được. Nói cách khác, các vắc xin không phòng chống lại được tất cả các type HPV gây ung thư. |