Sởi là một trong những căn bệnh hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ. Ảnh: Pediatric Associates of Charlottesville. |
Trang Healthwise nhấn mạnh do hầu hết mọi người sẽ phát triển khả năng miễn dịch sau khi nhiễm sởi và không bị mắc lại trong tương lai, nên việc tiêm vaccine cũng như đảm bảo vệ sinh tốt là yếu tố quan trọng để ngăn ngừa bệnh sởi.
Các chuyên gia khẳng định khi khả năng miễn dịch của cơ thể được tăng cường, thì khả năng mắc bệnh sởi là rất thấp. Ngoài ra, một chế độ ăn uống cân bằng cũng giúp mọi người giảm tỷ lệ mắc bệnh sởi.
Những điều cần làm để phòng bệnh sởi
Theo trang Healthwise, sởi là một bệnh nhiễm virus, lây lan trong không khí qua các giọt bắn từ đường hô hấp do ho hoặc hắt hơi.
Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, viêm mắt, chảy nước mũi, đau họng, sốt, phát ban đỏ và nổi mẩn trên da. Bệnh sởi không chỉ ảnh hưởng đến người lớn mà còn gây ra hậu quả nghiêm trọng với trẻ em.
Tiến sĩ, bác sĩ chăm sóc sức khỏe, ông Abdulmaleek Sado và y tá - bà Abigail Adekunle - cho biết bệnh sởi gây ra nguy hiểm không hề nhỏ, thậm chí là tử vong với các biến chứng lâu dài nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Ông Sado liệt kê tiêu chảy và nôn mửa là một số triệu chứng của bệnh sởi.
"Hầu hết mọi người sẽ phát triển khả năng miễn dịch suốt đời sau khi mắc bệnh sởi và sẽ không tái lại trong tương lai. Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch vẫn có thể được tăng cường chủ yếu thông qua tiêm chủng và vệ sinh cơ bản", ông Sado nói.
Cũng theo ông Sado, chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ biến chứng do sởi. Ngoài ra, người chưa được tiêm phòng, bao gồm trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn trên 20 tuổi và người có tình trạng dinh dưỡng kém là những đối tượng dễ mắc biến chứng do bệnh sởi như viêm phổi và viêm não màng não.
Khi được hỏi liệu có cách nào để kiểm tra khả năng miễn dịch chống lại bệnh sởi hay không, tiến sĩ Sado khẳng định có.
"Bệnh viện có thể làm xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ kháng thể IgG đối với bệnh sởi. Nếu kết quả là dương tính, đồng nghĩa với việc một người trước đó đã bị mắc bệnh hoặc được tiêm vaccine. Điều này chứng tỏ họ có khả năng miễn dịch với bệnh sởi", tiến sĩ Sado nói.
Bệnh sởi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và chất lượng sống của trẻ nhỏ. Ảnh: Shutterstock. |
Sự nguy hiểm của bệnh sởi
Ông Sado cho biết bệnh sởi có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi, bao gồm tiêu chảy và nôn mửa, gây mất nước, thậm chí là tử vong.
"Trẻ em bị biến chứng của sởi là do hệ miễn dịch của chúng chưa phát triển toàn diện. Trong khi đó, phụ nữ mang thai thường tạo ra trạng thái ức chế miễn dịch tạm thời nên dễ mắc bệnh sởi và các biến chứng của nó hơn", ông Sado lý giải.
Mặt khác, theo ông Sado, sởi cũng gây ra những bệnh nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, viêm phế quản, nhiễm trùng tai (viêm tai giữa), viêm màng não, mù lòa, co giật...
Tiến sĩ Sado cho hay bệnh sởi là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là tại các nước đang phát triển do tỷ lệ sử dụng vaccine vẫn tương đối thấp và những biện pháp y tế công cộng còn kém.
"Khuyến nghị chính theo WHO là thông qua tiêm chủng. Điển hình như WHO tuyên bố việc tiêm vaccine đã giảm 73% tỷ lệ tử vong do bệnh sởi trên toàn cầu 2000 - 2018. Các biện pháp khác như đảm bảo vệ sinh chung và chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng cũng đóng vai trò hỗ trợ tốt", tiến sĩ Sado nói.
Ông Sado cho biết thêm một ưu điểm khác của việc tiêm chủng - đặc biệt đối với bé gái sơ sinh - là giúp cơ thể trẻ nhận được kháng thể về sau thông qua một quá trình gọi là miễn dịch thụ động. Từ đó, tạo ra khả năng miễn dịch cho trẻ em gái trong 6 tháng đầu đời.
Đồng quan điểm, y tá Adekunle cũng cho rằng tiêm vaccine và chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tạo miễn dịch phòng bệnh sởi.
"Các kháng thể sẽ được hình thành ngay từ lần đầu tiếp xúc với bệnh sởi. Thông qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy kháng thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch chống lại bệnh sởi", bà Adekunle nói.
Theo bà Adekunle, sởi gây tử vong vì nó làm nhiễm trùng tai, viêm phổi, viêm phế quản, viêm não và nhiều bệnh khác. Vì vậy, không thể ngăn ngừa bệnh sởi nếu không có vaccine. Trong trường hợp đó, trẻ em dễ mắc bệnh sởi hơn do khả năng miễn dịch thấp.
Từ lâu, sinh tố đã trở thành thức uống phổ biến được nhiều người ưa chuộng vì hương vị cũng như lợi ích mà nó mang lại. Mục Sức khoẻ của Zing giới thiệu độc giả cuốn sách Smoothie: Giải pháp từ thiên nhiên giúp giảm cân, thải độc, phòng bệnh, sống lâu - tác giả Farnoosh Brock.
Cuốn sách này sẽ cung cấp kiến thức về sinh tố, lời khuyên trong việc làm và sử dụng sinh tố sao cho có ích cho sức khỏe. Ngoài ra, cuốn sách còn nói về việc thay đổi lối sống theo hướng sẽ tác động đến mọi thứ từ cách bạn cảm nhận, vẻ ngoài và cách tự chăm sóc bản thân
Bên cạnh đó, Smoothie: Giải pháp từ thiên nhiên giúp giảm cân, thải độc, phòng bệnh, sống lâu sẽ định nghĩa lại cho bạn thế nào là sinh tố đúng nghĩa cũng như ăn chay ra sao mới thực sự hợp lý.