Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tiền - 'bùa hộ mệnh' trong hôn nhân

Khi đến phần chia tài sản, chị M không khỏi ngỡ ngàng khi chồng chị đưa ra một loạt giấy tờ, chứng cứ, chứng minh tòan bộ tài sản hiện tại do anh ta tạo dựng nên.

Tiền - "bùa hộ mệnh" trong hôn nhân

Khi đến phần chia tài sản, chị M không khỏi ngỡ ngàng khi chồng chị đưa ra một loạt giấy tờ, chứng cứ, chứng minh tòan bộ tài sản hiện tại do anh ta tạo dựng nên.

Tiền - `bùa hộ mệnh` trong hôn nhân

Trong hôn nhân, tài sản không chỉ là điều kiện để đảm bảo cuộc sống của gia đình mà nó còn được xem như là một thứ bùa hộ mệnh thể hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi người, đặc biệt là đối với phụ nữ. Vì thế mà có không ít chuyện khóc cười xung quanh chuyện những người vợ vô tình để mất quyền lợi của mình hoặc cố gắng phòng thủ một cách thái quá.

Có của mà vẫn trắng tay

Chị Nguyễn Thị M đã có một cuộc hôn nhân hạnh phúc kéo dài 19 năm trời. Đến năm thứ 20, bỗng nhiên mái ấm của chị gặp phải bão. Cơn bão tàn khốc đó do chồng chị gây ra và chị lại là người không biết cách chống bão. Thế là sau một năm chao đảo, nghiêng ngả, cuối cùng chị làm đơn ra Tòa ly hôn. Tất nhiên là chồng chị cũng chẳng phản đối vì anh ta chỉ đợi cơ hội như thế.

Thấy chồng cạn tình, chị M cũng chẳng tiếc nuối gì. Họ ra Tòa khi đã nếm đủ những mạt sát, coi thường, khinh bỉ nhau đủ cả. Con cái cũng đủ lớn để hiểu sự ra đi của bố là tất yếu. Cả hai đứa con đang có cơ hội du học ở nước ngoài do bố tạo ra nên tạm thời về sống với bố tất. Vì tương lai của các con, chị M không phản đối.

Thế nhưng, khi đến phần chia tài sản, chị M không khỏi ngỡ ngàng khi chồng chị đưa ra một loạt giấy tờ, chứng cứ, chứng minh tòan bộ tài sản hiện tại do anh ta tạo dựng nên. Đồng thời anh ta cũng chỉ đồng ý chia cho chị một phần nhỏ gọi là “đền bù hôn nhân”. 

Chị M cay đắng vì sau khi cưới nhau, nhà chồng cho hai vợ chồng ở riêng tại một mảnh đất rộng 100m2.Khi sinh hai đứa con, anh chồng được cơ quan cho đi Tây mấy năm. Trong thời gian đó, chồng chị cũng chắt bóp gửi về cho vợ con được một ít. Vốn là người biết xoay xở, chị đã dùng số tiền đó kinh doanh và nhanh chóng sinh lãi.

Cứ thế, chị gom góp dần trong mấy năm để rồi khi chồng trở về số tiền đó đủ để xây được căn nhà bốn tầng rộng rãi. Cũng nhờ mấy năm chuyên tu ở Tây, con đường công danh của chồng chị lên vù vù. Phải nói rằng anh chồng làm ra kinh tế hơn vợ, nhưng cũng nhờ sự khéo léo trong quản lý và biết tìm cách để tiền đẻ ra tiền của chị mà họ mới có tài sản hôm nay.

Cứ nghĩ sẽ sống với nhau đến đầu bạc răng long, nên chị M chẳng chú ý gì đến chuyện quyền sở hữu tài sản riêng chung trong gia đình. Thế cho nên cái ngày chồng mang sổ đỏ đất và nhà do anh ta đứng tên về, chị hòan toàn đồng ý và sau đó chị chẳng buồn quan tâm đến nó. Chị nghĩ đã là vợ chồng rồi ai đứng tên mà chả được.

Tiền - `bùa hộ mệnh` trong hôn nhân

Thế mà bây giờ ra Tòa, đó lại là căn cứ duy nhất anh chồng xác định tòan bộ khối tài sản đó là của riêng một mình. Chị không có lấy một giấy tờ hay chứng cứ gì để chứng minh cái quyền của mình trong đó. Vậy là cuộc hôn nhân chấm dứt, chị ra đi tay trắng. Dù trước đó, chị có nhớ rõ ràng là bố mẹ chồng “nói miệng” cho vợ chồng chị mảnh đất đó để sinh sống. Chỉ tiếc giờ Tòa không tin lời nói miệng đó mà chỉ tin có mỗi tấm bìa đỏ đứng tên anh chồng chị.

Suýt mất hạnh phúc vì phòng thủ quá chặt

Từ ngày chứng kiến cô em họ sống và hi sinh hết mình cho nhà chồng mà khi ly hôn lại gần như tay trắng, chị K luôn lấy đó làm bài học cho chính cuộc đời mình. Hóa ra chẳng có cái gì tồn tại vĩnh cửu cả. Vợ chồng cô em họ yêu nhau là thế, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn khổ ải mới có được cuộc sống hạnh phúc.

Thế mà hạnh phúc đó cũng có ngày chẳng là gì. Giờ cuộc sống của chị đang viên mãn giống hệt cô em họ mấy năm về trước. Nói dại, ai biết trước được ngày mai nó như thế nào. Lỡ chồng chị cũng lầm đường lạc lối, cũng cạn tàu ráo máng như người em rể kia thì sao? Chẳng ai tính được, thôi thì cứ phòng thủ cho bản thân chắc chắn là được.

Cách phòng thủ của chị K là xác lập dần quyền sở hữu tài sản trong gia đình của mình. Hễ mua bất cứ đồ dùng gì trong gia đình chị cũng đòi đứng tên sở hữu dù tiền mua nó đều do một mình chồng chị làm ra. Anh chồng chẳng mảy may suy nghĩ. Thỉnh thoảng thấy chị quá cẩn thận khi cất giữ những hóa đơn mang tên mình từ những món đồ ít tiền nhất, anh còn nghĩ vợ mình rõ lẩn thẩn.

Nhưng đến ngày anh mang về giấy tờ đất và nhà do bố mẹ đẻ vừa sang tên cho thì anh mới hiểu tất cả sự tình của tính cẩn thận đó. Vừa đặt tấm bìa đỏ lên bàn chưa kịp bảo chị cất đi thì ngay lập tức chị vồ lấy và tru tréo lên: “Sao lại chỉ có một mình anh đứng tên sở hữu nó?”.

“Bố làm hồ sơ tách cho các con, cả mấy anh em đều đứng tên như vậy cả”. “Bố anh làm như thế mà được à? Hóa ra tôi chỉ là con ở của nhà anh, sinh con đẻ cái, làm lụng, hầu hạ nhà chồng đến nơi đến chốn. Thế mà đến giờ ông vẫn không cho tôi cái quyền gì cả”.

“Em đừng có ăn nói hồ đồ, cả ba anh em trai, bố đều tác và sang tên như thế, có ai thắc mắc gì đâu. Với lại trong sổ hộ khẩu anh là chủ hộ nên khi làm bố cứ bảo người ta tách theo, chứ bố có phân biệt gì đâu. Vợ chồng rồi của nào mà chả chung của cả hai người”. “Của chung à, anh cứ nhìn cô Y ấy, tay trắng chưa?”.

Mặc anh chồng phân bua, chị K đến tận nhà bố mẹ chồng làm toáng lên trách ông bà cạn tình cạn nghĩa, chỉ nghĩ đến mỗi con trai của mình. Rõ ràng, chị về đây làm dâu là do ông bà cưới hỏi đàng hoàng, có đăng ký kết hôn chứ có phải theo không về đâu. Giờ ông bà chia tài sản mà không cho con dâu có quyền trong đó. Sau này có chuyện gì thì con trai ông bà vẫn còn tất cả, chỉ có chị là mất trắng.

Bố mẹ chồng ngỡ ngàng trước hành động của cô con dâu. Thật lòng mà nói, khi tách sổ cho các con, ông bà vốn là nông dân nghĩ sao làm vậy chứ có nghĩ to tát như con dâu họ nói đâu. Hóa ra, cái bụng nó hẹp hòi, không muốn thiệt thòi cứ suy cho ông bà cũng như thế.

Chưa kịp phân trần cho chị K hiểu rõ ngọn ngành thì chị đã tìm đến ba cô em dâu xúi bẩy, biểu tình đòi mấy anh chồng phải làm lại sổ đỏ đất mang tên cả hai vợ chồng hẳn hoi. Chuyện bé xé ra to, cái sự phòng thủ thái quá và cách hành xử không tế nhị của chị K đã làm mất tình cảm tốt đẹp vốn có với bố mẹ chồng. Mâu thuẫn nảy sinh, họ lại tuyên bố chỉ cho mỗi mình con trai nên chỉ có nó đứng tên, xem mấy cô con dâu “mất dạy, tham của” làm gì được họ.

Phần mấy anh chồng cũng thấy hình như vợ chỉ quan tâm mỗi của cải cho mình thôi chứ chẳng coi trọng hạnh phúc thì phải. Nhất là khi chị ta tuyên bố hoặc làm lại sổ đỏ đứng tên hai người hoặc sẽ ly hôn.

Thế là vì thứ bùa hộ mệnh ấy, vô tình hạnh phúc của chị K lại đứng bên bờ vực thẳm thật. Cũng may, bố mẹ đẻ chị K là người hiểu biết đã khuyên giải con gái, giải vây tình thế, cứu nguy hạnh phúc cho chị. Hóa ra phòng thủ là tốt nhưng phòng thủ không đúng cách cũng trực tiếp làm hại chính mình.  

Theo Đời Sống Gia Đình

Theo Đời Sống Gia Đình

Bạn có thể quan tâm