Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tiễn đưa 'Ông hoàng phổ nhạc từ thơ' Hoàng Hiệp

Sáng nay tại nhà tang lễ Lê Quý Đôn (quận 3, TP.HCM), đông đảo bạn bè cùng người thân và gia đình đã tiễn đưa nhạc sĩ Hoàng Hiệp về nơi an nghĩ cuối cùng tại nghĩa trang thành phố.

Tiễn đưa 'Ông hoàng phổ nhạc từ thơ' Hoàng Hiệp

Sáng nay tại nhà tang lễ Lê Quý Đôn (quận 3, TP.HCM), đông đảo bạn bè cùng người thân và gia đình đã tiễn đưa nhạc sĩ Hoàng Hiệp về nơi an nghĩ cuối cùng tại nghĩa trang thành phố.

Ông là người có hàng trăm bài hát từ hàn lâm đến hiện đại và dân gian, trong đó rất nhiều bài mang dấu ấn với lịch sử đất nước như Lá đỏ, Trường Sơn đông - Trường Sơn tây, Cô gái vót chông, Ngọn đèn đứng gác…, đã thật sự để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người nghe.

Vợ và các con của nhạc sĩ Hoàng Hiệp bên linh cũu.

Hàng loạt bài thơ được ông phổ nhạc rất thành công như Lá đỏ phổ thơ Nguyễn Đình Thi, Ông đồ của Vũ Đình Liên, Viếng lăng Bác của Viễn Phương… Nhiều đồng nghiệp trân trọng quý mến, tặng cho ông danh hiệu Ông hoàng phổ nhạc cho thơ.

Song song đó, ông còn viết nhạc cho các vở kịch tên tuổi: Người ven đô, Màu giấy mới, Xa thành phố yêu dấu… Lĩnh vực cải lương vẫn có những dấu ấn ghi tên ông trong các vở kinh điển: Thái Hậu Dương Vân Nga, Tiền và nghĩa. Đồng thời ở lĩnh vực điện ảnh, trong các bộ phim vang bóng một thời cũng ghi nhận sự sáng tạo đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong các tác phẩm: Cánh đồng mơ ước, Mùa gió chướng, Biệt động Sài Gòn, Nơi gặp gỡ của tình yêu…

Dòng người lặng lẽ tiễn đưa ông trong ánh nắng xuân, như một lời chia buồn sâu sắc nhất, gởi đến một nhạc sĩ tài hoa. Với một sự nghiệp to lớn, đóng góp cho đất nước từ những ngày đầu kháng chiến cho đến khi đất nước hòa bình, ông xứng đáng là tấm gương sáng cho các thế hệ sau học tập và noi gương.

Nhạc sĩ Hoàng Hiệp tên thật là Lưu Trần Nghiệp, sinh ngày 1/10/1931 ở xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, An Giang. Ông tham gia cách mạng vào năm 1945, vào đoàn tuyên truyền lưu động Long Xuyên, sau chuyển về đoàn văn công và phân hội văn nghệ Long Châu Hà.

Sau năm 1975, nhạc sĩ Hoàng Hiệp trở về miền Nam, công tác tại nhà xuất bản Âm nhạc TP.HCM, sau chuyển sang Hội Âm nhạc thành phố và một thời gian làm Tổng thư ký Hội. Trong thời gian này, ông sáng tác nhiều bản tình ca đi vào lòng người như Con đường có lá me bay, Mùa chim én bay, Em vẫn đợi anh về, Nơi anh gặp em, Nhớ về Hà Nội...

Trong kho tàng các ca khúc bất hủ của mình, nhạc sĩ Hoàng Hiệp nổi bật như một người phổ nhạc cho thơ rất thành công, với nhiều tác phẩm vang bóng như: Ngọn đèn đứng gác (thơ Chính Hữu), Đất quê ta mênh mông (thơ Dương Hương Ly), Nghe hò đêm bốc vác, Qua cầu Tùy Cốc, Trường Sơn đông - Trường Sơn tây, Tiểu đội xe không kính (thơ Phạm Tiến Duật), Như lá (thơ Lâm Thị Mỹ Dạ), Em vẫn đợi anh về (thơ Lê Giang), Con đường có lá me bay, Mùa chim én bay (thơ Diệp Minh Tuyền)...

Năm 2000, nhạc sĩ Hoàng Hiệp được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho các tác phẩm: Câu hò bên Bến Hiền Lương, Cô gái vót chông, Ngọn đèn đứng gác, Trường Sơn đông - Trường Sơn tây, Viếng lăng Bác và Nhớ về Hà Nội.

Với sự nghiệp sáng tác ông đã được nhà nước trao tặng các giải thưởng:

- Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

- Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng ba

- Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất

- Huân chương Độc lập hạng ba

- Huy hiệu 65 tuổi Đảng

NSUT Phi Điểu, bà Cẩm Thúy - Chủ tịch Hội điện ảnh TPHCM - và nhạc sĩ Trần Long Ẩn tới viếng nhạc sĩ Hoàng Hiệp.

Nhạc sĩ Ca Lê Thuần đại diện đọc điếu văn.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên, Vũ Hoàng, Trần Đăng Khương cùng đông đảo bạn bè thắp nén nhang lần cuối cho nhạc sĩ Hoàng Hiệp.

 Đồng chí Nguyễn Văn Đua (thứ hai từ phải) - Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM - cùng nhiều người thân dành một phút mặc niệm.

Vợ của nhạc sĩ Hoàng Hiệp trong giờ phút chia xa.

Lữ Đắc Long

Theo Infonet

Lữ Đắc Long

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm