Winta Zesu gây tranh cãi với các video về cách ứng xử với những tình huống khi đi ăn tại nhà hàng. Ảnh: @winta_zesu. |
Winta Zesu, người mẫu kiêm TikToker người Ethiopia, hiện sống ở Mỹ, gây phản ứng trái chiều với các video quay tại nhà hàng. Cô thu hút hàng triệu lượt xem với những nội dung đòi trả lại đồ ăn xuất phát từ lý do nhỏ nhặt và thậm chí bị đuổi cổ.
Zesu thừa nhận các clip trên chỉ là dàn dựng và nhằm mục đích châm biếm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không đồng tình.
“Tôi không nghĩ các bài đăng của mình lại lan truyền nhanh như vậy. Tôi cũng không lường được rằng mọi người thực sự tin đó là thật”, cô nói với Insider.
Trong video thu hút hơn 6,1 triệu lượt xem gần đây, Zesu phàn nàn về món ăn rằng trứng không được đặt lên trên cá hồi như cô yêu cầu, mà được để ở bên cạnh.
“Tôi có thể đổi suất mới được không, tôi không muốn ăn kiểu này”, Zesu nói với người phục vụ, dường như đang đứng ngoài màn hình.
Khi được yêu cầu rời khỏi nhà hàng, Zesu phản ứng “Bạn đang đùa phải không?” và quay đĩa thức ăn để chứng minh bản thân không bịa chuyện.
Nữ TikToker sau đó nói cô sẽ rời đi và đưa khăn ăn lên lau nước mắt.
Zesu khẳng định cô chỉ dàn dựng nội dung video để thu hút sự chú ý. |
Zesu nói với Insider rằng cô chỉ giả vờ. Tuy nhiên, điều này không được nêu rõ ràng đối với tất cả người xem clip.
Ở phần bình luận, nhiều người bày tỏ bị sốc trước hành vi của Zesu.
“Không có gì đáng sợ hơn thế hệ TikToker”, một người nói.
“Làm ơn nói cho tôi biết đây không phải là thật đi? Tại sao mọi người lại cư xử như vậy?”, tài khoản khác viết.
Zesu khẳng định bản thân không bao giờ trò chuyện khiếm nhã với người khác như vậy trong đời thực và chỉ đang đóng vai một cô gái xấu tính.
“Thực sự chỉ có tôi và một người bạn làm video hài hước về việc phàn nàn. Tôi nhìn lên như thể có một người phục vụ đứng đó, nhưng thực ra không có ai cả”.
Zesu cho biết cô có đam mê diễn xuất và đây là cách thú vị để rèn luyện kỹ năng ứng biến. Cô không ngờ mọi chuyện lại đi xa như vậy.
“Khi đi trên phố, có người nhìn tôi chằm chằm như thế nói rằng họ đã xem video cá hồi của tôi”, cô nói.
TikTok của Zesu, hiện có hơn 160.000 người theo dõi, có nhiều nội dung tương tự.
Trong một video hút hơn một triệu lượt xem, Zesu cho biết cô nán lại cửa tòa nhà chung cư của mình để chờ mọi người xung quanh đi hết mới chịu ra xe. Điều này khiến tài xế Uber rất tức giận.
Trong clip có hơn 13 triệu lượt xem, một nữ phục vụ dường như yêu cầu Zesu rời khỏi nhà hàng vì quản lý nói rằng Zesu “không được chào đón”.
“Không đến đây được thì tôi biết đi đâu ăn đây?”, Zesu chất vấn.
Zesu cho biết cô bắt đầu đăng các video hơi “bất thường” sau một số phản ứng gay gắt đối với các video mà cô đăng từ lần tham gia sự kiện thảm đỏ. Nữ TikToker chỉ muốn tạo ra nội dung gây tranh luận, dù theo hướng tích cực hay tiêu cực.
“Tôi chỉ đang vượt qua giới hạn của việc yêu thích thông thường bằng hành động điên rồ. Tôi đăng bất cứ điều gì khiến mọi người phản ứng”.
Zesu chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ trở thành mục tiêu của những điều tiêu cực vì rất nhiều người có ảnh hưởng khác cũng có trò đùa tương tự. Cô không đọc hết bình luận, nhưng lo lắng về những người dọa liên hệ với các thương hiệu mà cô làm việc cùng.
“Sự căm ghét hiện giờ khá tệ. Họ đang bình luận trên Instagram rằng đừng làm việc với cô gái này bởi họ nghĩ đó là sự thật”.
Zesu giải thích cô đến từ Ethiopia và có lẽ không hiểu hết vê việc người Mỹ có thể bảo vệ ngành dịch vụ như thế nào.
“Tôi đoán điều đó thực sự gây khó chịu và xúc phạm rất nhiều người. Tôi sẽ cố gắng làm cho nội dung của mình bớt quá đà hơn một chút”, cô nói.
Trong các video khác đăng trên TikTok khác, Zesu chỉ làm nội dung bình thường như giới thiệu trang phục, đánh giá sản phẩm và quay vlog về một ngày của mình. Thậm chí, trong clip đăng vào lễ Phục sinh, Zesu còn hỏi một nữ phục vụ xem liệu cô có thể trả tiền đồ ăn cho mọi người trong nhà hàng cô đang dùng bữa hay không.
“Những người thân quen đều biết tôi là người tốt”, cô nói.
Sau đại dịch, nhiều khách hàng chán ngấy thời gian phải giải trí trên màn hình và tìm đến mua sách ở cửa hàng theo cách truyền thống. Với cửa hàng mới, không gian sẽ được phân chia, có khu vực đọc sách và nơi bán nước giải khát, cà phê. Riêng tại Mỹ, trong năm qua, hơn 300 hiệu sách độc lập mới mọc lên khắp cả nước, trong một sự hồi sinh đáng ngạc nhiên và đáng hoan nghênh sau thời kỳ đầu suy thoái do đại dịch.