-
Bức tranh "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử" của họa sĩ Bùi Lệ Trang tái hiện sự hy sinh anh dũng của những người lính công binh hải quân năm 1988 nhằm gìn giữ biển đảo quê hương.
- (A) Hoàng Sa
- (B) Gạc Ma
- (C) Phú Quốc
- (D) Lý Sơn
-
Ngày 14/3/1988, Trung Quốc tấn công đá Cô Lin, đá Len Đao và đá Gạc Ma. Hải quân nhân dân Việt Nam đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ các đảo đá.
- (A) 14/3/1988
- (B) 13/4/1988
- (C) 24/3/1988
- (D) 23/4/1988
-
12 huyện đảo là: Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Cát Hải (Hải Phòng), Cô Tô (Quảng Ninh), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Hoàng Sa (Đà Nẵng), Kiên Hải (Kiên Giang), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang), Trường Sa (Khánh Hòa), Vân Đồn (Quảng Ninh).
- (A) 10
- (B) 11
- (C) 12
- (B) 13
-
Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất nước ta. Đảo có hình tam giác, chiều theo phương Bắc - Nam dài 50 km, chiều theo phương Đông - Tây dài 27 km ở phần Bắc đảo, đảo hẹp dần về phía Nam. Diện tích của đảo khoảng 567 km2.
- (A) Lý Sơn
- (B) Bạch Long Vĩ
- (C) Cồn Cỏ
- (D) Phú Quốc
-
Quân chủng Hải quân thuộc Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ tổ chức, chỉ huy, quản lý, xây dựng quân đội bảo vệ vùng biển và thềm lục địa Việt Nam theo khẩu hiệu “Đảo là nhà, biển cả là quê hương”.
- (A) Biển / đảo
- (B) Đảo/ biển
- (C) Đảo/ biển cả
- (D) Tổ quốc/ biển cả
-
Hải chiến Hoàng Sa là trận chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Hải quân Trung Quốc diễn ra ngày 19/1/1974.
- (A) 1971
- (B) 1972
- (C) 1973
- (D) 1974
-
Sáng 1/5/2014, Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương tiến sâu vào thềm lục địa Việt Nam. Giàn khoan được hạ đặt sâu trong vùng 200 hải lý thuộc đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.
- (A) Tháng 4/2014
- (B) Tháng 5/2014
- (C) Tháng 6/2014
- (D) Tháng 7/2014
-
Ngày 23/6/1994, Quốc hội nước ta ra Nghị quyết về việc phê chuẩn văn kiện pháp lý quan trọng này.
- (A) 1982
- (B) 1984
- (C) 1992
- (D) 1994
-
Ngày Đại dương Thế giới (World Ocean Day) là sáng kiến do Canada đề xuất năm 1992 tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất diễn ra ở Rio de Janeiro, Brazil. Năm 2008, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chính thức quyết định, từ năm 2009, ngày 8/6 hàng năm là Ngày Đại dương Thế giới.
- (A) 8/6
- (B) 18/6
- (C) 6/8
- (D) 16/8
-
Đảo Tam Hải thuộc tỉnh Quảng Nam
- (A) Đảo Bạch Long Vĩ
- (B) Đảo Tuần Châu
- (C) Đảo Ngọc Vừng
- (D) Đảo Tam Hải
-
Trường Sa Lớn là đảo lớn nhất và là một trong những đảo đẹp nhất của quần đảo Trường Sa. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của Uỷ ban Nhân dân huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà.
- (A) Đảo Trường Sa Lớn
- (B) Đảo Trường Sa Đông
- (C) Đảo Song Tử Tây
- (D) Đảo Đá Tây
-
Sau hiệp định Paris năm 1973, chính quyền Việt Nam Cộng hòa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đổi tên quần đảo thành Phú Hải. Năm 1977, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quyết định tên gọi chính thức của quần đảo là Côn Đảo. Tháng 5 năm 2011, tạp chí Travel and Leisure gọi Côn Đảo là một trong những hòn đảo có nhiều bí ẩn nhất thế giới.
- (A) Phú Quốc
- (B) Trường Sa
- (C) Côn Đảo
- (D) Quần đảo trên Vịnh Hạ Long
-
Sau hơn 4 năm chuẩn bị và 9 năm đàm phán, ngày 10/12/1982, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật biển 1982), tên tiếng Anh United Nations Convention on the Law of the Sea, hay thường được gọi tắt là UNCLOS 1982, được 107 quốc gia, trong đó có Việt Nam, ký tại Montego Bay, Jamaica.
- (A) 10/2/1982
- (B) 12/10/1982
- (C) 10/12/1982
- (D) 31/12/1982
-
Theo điều 8, phần II UNCLOS 1982, nội thủy là vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh hải và giáp với bờ biển.
- (A) Nội thuỷ
- (B) Lãnh hải
- (C) Tiếp giáp lãnh hải
- (D) Vùng đặc quyền kinh tế
-
Trong luật biển quốc tế, vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone - EEZ) là vùng biển mở rộng từ các quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo, nằm bên ngoài và tiếp giáp lãnh hải. Nó được đặt dưới chế độ pháp lý riêng được quy định trong phần V - Vùng đặc quyền kinh tế của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982.
- (A) Vùng đặc quyền kinh tế nằm ở phía ngoài nội thuỷ và tiếp liền nội thuỷ, không được mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
- (B) Vùng đặc quyền kinh tế nằm ở phía ngoài lãnh hải, không được mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
- (C) Vùng đặc quyền kinh tế nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền lãnh hải, không được mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
- (D) Vùng đặc quyền kinh tế nằm tiếp liền lãnh hải, không được mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
Tìm hiểu biển đảo quê hương qua câu hỏi trắc nghiệm
Hải chiến Gạc Ma là một trong những trận chiến bảo vệ biển đảo quê hương. Người Việt cần ghi nhớ trang sử ấy để tiếp tục xây dựng, giữ gìn lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.
Nguồn: Trích câu hỏi cuộc thi “Hướng về biển đảo quê hương”