Mỗi nghề đều có tên gọi riêng, tuy nhiên với ai đang theo đuổi con đường trở thành chuyên gia của những ly cà phê, tên gọi chính xác lại chưa được xác định.
Barista - hơn cả pha chế cà phê
Trước đây, người pha chế thức uống trong tiếng Anh được gọi là bartender, tiếng Ý là barista. Nhưng về sau khi tính chất của hai công việc này dần khác nhau, hai khái niệm trên được tách ra. Bartender là từ dùng để chỉ những người chuyên pha chế rượu, còn barista lại là người pha chế cà phê, có am hiểu sâu sắc về cà phê. Tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, người pha chế cà phê được gọi là barista.
Barista có am hiểu sâu sắc về cà phê. |
Barista phục vụ các loại cà phê nóng, lạnh dựa trên nền tảng espresso như cappucino, latte, mocha, latte art (nghệ thuật tạo hình bọt sữa), thường được gọi chung là cà phê máy… Ngoài ra, barista còn sử dụng các phương pháp đặc biệt khác như drip coffee (pha bằng giấy lọc), cold brew (dùng nước lạnh), dùng bình syphon…
Barista đa năng có thể pha chế nhiều loại đồ uống. |
Barista ngày nay còn phải biết pha chế đồ uống hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và nhà tuyển dụng như các loại đá xay (ice blended, smoothie, yoshake, milkshake, chiller), trà hoa, trà trái cây, soda, trà sữa…
Môi trường làm việc của barista
Môi trường làm việc của barista liên quan đến dịch vụ ăn uống (F&B). Mỗi ngày họ gặp gỡ hàng trăm khách hàng, trò chuyện với khách, tư vấn, pha chế cho khách loại đồ uống phù hợp. Mỗi vị khách đều có cá tính và yêu cầu riêng, nhờ đó barista học được cách làm hài lòng khách hàng, có những trải nghiệm cuộc sống tuyệt vời, điều mà không phải nghề nào cũng có thể đem đến.
Bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị khi trở thành một barista. |
Tuy nhiên, sự năng động và thú vị cũng đi kèm với áp lực. Vào giờ cao điểm khi khách xếp thành hàng dài chờ đợi, barista phải thể hiện sự chuyên nghiệp, nhanh nhẹn và chính xác. Nếu bạn làm sai quy trình rất có thể sẽ mất lòng khách.
Tại Việt Nam, barista đang dần trở thành một trong những công việc được giới trẻ yêu thích. Họ làm việc tại quầy bar nhà hàng, khách sạn, cửa hàng, thương hiệu đồ uống có phục vụ cà phê và nhiều loại thức uống khác…
Mức lương trung bình
Do đặc trưng ngành dịch vụ, công việc của barista thường được sắp xếp theo ca, ca 4 tiếng/ngày hoặc ca 8 tiếng/ngày, xoay ca theo yêu cầu của cửa hàng. Mức lương dành cho barista, đặc biệt những người biết tạo hình bọt sữa (latte art) dao động 4-6 triệu/tháng.
Mức lương của nghề này khởi điểm từ 4 đến 6 triệu đồng. |
Tay nghề và kinh nghiệm tỷ lệ thuận với mức lương. Trung bình, một barista có 1-2 năm kinh nghiệm có thể nhận mức lương 8-10 triệu/tháng, không tính thêm các khoản tiền thưởng, tiền tip. Nếu đủ kiên trì, ham học hỏi, cộng thêm khả năng sáng tạo, bạn có thể trở thành trưởng bộ phận, phụ trách quản lý các nhân viên pha chế khác và nhận được đãi ngộ cao hơn.
Lộ trình dành cho barista được thể hiện rõ trong ngành F&B với các vị trí khác như bar trưởng, giám sát, quản lý, nghiên cứu và đào tạo…
Barista chuyên nghiệp nghiên cứu sản phẩm mới phù hợp xu hướng. |
Nếu có cơ hội ra nước ngoài, mức lương dành cho barista là 14-15 USD/giờ và tăng theo kinh nghiệm, doanh số. Tại nước ngoài, barista và cà phê là văn hóa. Vì vậy, biết pha chế cà phê bạn sẽ không sợ thất nghiệp khi du học hay định cư.
Địa chỉ học barista chuyên nghiệp
Để trở thành barista chuyên nghiệp, bạn phải học cách pha chế cà phê bằng dụng cụ truyền thống và bằng máy, thành thạo kỹ thuật latte art, có am hiểu về cà phê và cách pha chế với nhiều nguyên liệu khác nhau. Khi đã có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm, bạn sẽ tìm được công việc phù hợp, mức lương tốt để phát triển với nghề.
Gợi ý dành cho bạn là nên tìm một khóa học chuyên nghiệp, bắt đầu với barista cơ bản, sau đó là barista nâng cao để hoàn thiện giấc mơ cà phê của mình. Bạn có thể tìm hiểu các khóa học tại www.huongnghiepaau.com, dayphache.edu.vn hoặc gọi đến 18006148 để được tư vấn.